3.2 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản trong bối cảnh suy giảm kinh
3.2.3.1 Doanh nghiệp cần nghiên cứu và định hướng lại sản xuất kinhdoanh
sao cho phù hợp với bối cảnh thị trường thế giới, từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.
Trong bối cảnh khó khăn về kinh tế, việc trước tiên là các doanh nghiệp cần nhìn lại mình một cách thật nghiêm túc để rút ra điềm mạnh, điểm yếu trong quá trình hoạt động cũng như những mối đe dọa, cơ hội để khai thác, phát triển kinh doanh để hoạt động hiệu quả hơn, đối phó với những khó khăn trước mắt.
Định hướng lại thị trường xuất khẩu, đổi mới sản phẩm xuất khẩu: thị trường chính là vấn đề khó nhất đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, khơng những trong suy thoái mà ở bất cứ thời điểm nào cũng vậy, vì vậy việc nghiên cứu, đánh giá lại những yếu tố của thị trường tại các nước rất quan trọng. Mỗi thị trường có những tập quán kinh doanh, thị hiếu sản phẩm, pháp luật riêng, chính vì thế doanh nghiệp cần nghiên cứu để định hướng rõ thị trường mục tiêu từ đó tập trung khai thác và có những điều chỉnh thích hợp trong khâu sản xuất, quảng bá và xúc tiến xuất khẩu. Hiện nay, hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam chủ yếu ở dạng nguyên liệu hoặc sơ chế, trong khi thực phẩm chế biến sẵn và tiện dụng là lựa chọn ưu tiên của người tiêu dùng ở các nước phát triển, do đó các doanh nghiệp xuất khẩu nên phát triển các sản phẩm thủy sản giá trị gia tăng. Ngoài ra, doanh nghiệp cần nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng ở nước nhập khẩu như mùi vị ưa chuộng tại từng thị trường để chế biến những sản phẩm phù hợp. Mặt khác, do suy thoái người tiêu dùng ở khắp các nước đều thắt chặt chi tiêu, thay vì vào ăn tại những nhà hàng sang trọng, họ lại ăn cơm tại gia đình với thực phẩm có giá thấp hơn. Tận dụng điều đó, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nên chuyển hướng sản xuất sang những sản phẩm có giá thành thấp hơn. Suy thối khiến thị trường xuất khẩu thủy sản bị thu hẹp, đặc biệt những thị trường truyền thống dựng nên nhiều rào cản mới,
vì vậy các doanh nghiệp thường nghĩ đến việc tìm kiếm thị trường mới. Tuy nhiên, suy thoái diễn ra trên quy mơ tồn cầu, vì vậy khơng quốc gia nào vượt ra khỏi ảnh hưởng của nó, hơn nữa việc mở rộng thị trường mới ln tốn kém và rủi ro, vì vậy doanh nghiệp cần cân nhắc cẩn thận, cố gắng tìm những thị trường mà thủy sản Việt Nam có lợi thế, tấn cơng vào thị phần đối thủ cạnh tranh, tăng kim ngạch xuất khẩu thông qua tăng thị phần.. Đồng thời doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nên làm tốt cơng tác chăm sóc khách hàng ở những thị trường xuất khẩu hiện có, giảm giá thành sản phẩm để thu hút khách hàng.
Cấu trúc lại khách hàng: Vấn đề này khá xa lạ với các doanh nghiệp Việt
Nam, tuy nhiên nó lại hết sức quan trọng. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp phát triển khách hàng một cách ổ ạt, nhận mọi thể loại khách với mục tiêu là đa dạng hóa khách hàng mà khơng quan tâm đến việc chăm sóc từng đối tượng khách hàng. Tất nhiên doanh nghiệp nào cũng muốn thu hút thật nhiều khách hàng, tuy nhiên điều đáng chú ý là các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nên phân khúc thị trường, xác định từng đối khách hàng cụ thể để có chiến lược kinh doanh đúng đắn, đặc biệt là biện pháp chăm sóc từng đối tượng khách hàng.
Nâng cao năng suất: Trong tình hình thiếu đơn hàng, có thể các doanh
nghiệp khơng chú ý đến vấn đề năng suất. Nhưng thực chất trong tình thế khó khăn, năng suất lại là yếu tố vơ cùng quan trọng. Nâng cao năng suất, đổi mới công nghệ góp phần giàm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, từ đó nâng cao tính cạnh tranh cho các sản phẩm thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới. Ngồi đầu tư cơng nghệ, máy móc, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cần phải “tinh gọn sản xuất” bằng cách tiến hành rà sốt lại các cơng đoạn sản xuất kinh doanh nhằm triệt để tiết kiệm điện, năng lượng, chi phí, hay nghiên cứu dùng những nguyên liệu giá rẻ thay thế, trên cơ sở đó tạo ra một quy trình kinh doanh mới theo hướng hiệu quả, đặc biệt trong thời kỳ suy thoái.
Đảm bảo vấn đề chất lượng: Hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam luôn phải
đối mặt với vấn đề chất lượng, nhất là trong đợt suy thoái vừa rồi. Do vậy, đảm bảo chất lượng chính là động lực thúc đẩy gia tăng giá trị xuất khẩu thủy sản. Trên thực tế, vấn đề chất lượng luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng, cơ quan kiểm tra VSATTP các nước. Một khi chất lượng sản phẩm có vấn đề, tồn bộ mặt hàng đó sẽ khơng thâm nhập được vào thị trường nước nhập khẩu, hơn nữa,
người tiêu dùng sẽ e ngại khi dùng những sản phẩm thủy sản của nước đó, và điều này cịn lan ra sang những thị trường khác. Do vậy, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cẩn tăng cường công tác kiểm tra chất lượng hết sức nghiêm ngặt, đồng thời cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm tốt, ngon hơn trước để dành thêm được nhiều đơn đặt hàng.
Xây dựng một chiến lược kinh doanh dài hạn: các doanh nghiệp Việt Nam
nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nói riêng hiện vẫn chưa có tầm nhìn dài hạn, mới chỉ chú trọng xây dựng các chiến lược kinh doanh ngắn hạn, chỉ tập trung tìm kiếm lợi nhuận tức thời, định hướng thị trường hạn chế, chưa quan tâm đúng mức đến nhu cầu thị trường mà chỉ sản xuất những mặt hàng là lợi thế của doanh nghiệp (marketing truyền thống). Điều đó là rào cản phát triển của các doanh nghiệp, và đặc biệt là trong thời kỳ nền kinh tế gặp khó khăn, các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn cho mình. Chiến lược này cần tập trung chủ yếu vào những nội dung sau:
Thứ nhất: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phát triển trong doanh nghiệp. Đó
là việc đầu tư máy móc, trang thiết bị, nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học – kĩ thuật gắn liền với đầu tư cho hoạt động đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo ra đội ngũ lao động thành thạo tay nghề. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần áp dụng những tiến bộ trong những khâu khác như lựa chọn phương thức thanh toán thuận tiện, ứng dụng thương mại điện tử vào quy trình sản xuất- kinh doanh, chú trọng mở rộng website như một kênh tiếp thị sản phẩm toàn cầu.
Thứ hai: Tiến tới quy trình sản xuất khép kín đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay,
các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn chưa chủ động trong khâu nguyên liệu, do đó cần tiến hành hướng tới quy trình sản xuất khép kín để đảm bào mọi khâu sản xuất dễ dàng thông suốt. Nhất là các doanh nghiệp cần áp dụng hệ thống quản lí tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm như tiêu chuấn ISO 9000, ISO 14000, …
Thứ ba: tăng cường đầu tư nghiên cứu cho sản phẩm, đây là việc làm nhằm đối
mới và nâng cao chất lượng sản phẩm. Sản phẩm là yếu tố quyết định sự thành cơng của doanh nghiệp, vì vậy việc làm này hết sức quan trọng. Đó là việc cải thiện chất lượng những sản phẩm hiện thời, đồng thởi sáng tạo ra những sản phẩm mới,
nhất là có sự khác biệt, mới lạ trong hương vị, giảm giá thành sản phẩm, đồng thời quan tâm đến bao bì, mẫu mã.
Thứ tư: Đẩy mạnh công tác marketing quốc tế. Đó là việc nghiên cứu thị
trường nước ngoài để nắm bắt các yếu tố như thị hiếu, đánh giá của khách hàng về sản phẩm ( bằng cách thu thập ý kiến khách hàng về sản phẩm), quảng bá sản phẩm, doanh nghiệp trên các kênh thơng tin nước ngồi, tham gia hội chợ, triển lãm quốc tế.
Thứ năm: cải thiện và nâng cao trình độ nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
bao gồm cả đội ngũ lao động và quản lí doanh nghiệp. Đây được coi là yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải xây dựng chiến lược đào tạo, thực hiện một cách nhất quán và theo định hướng được lựa chọn thận trọng, phù hợp với chiến lược phát triển chung của doanh nghiệp với tầm nhìn dài hạn. Đẩy mạnh bồi dưỡng chuyên môn để tăng cường quản lý và khai thác hiệu quả cơ sở tri thức của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể gửi cán bộ đào tạo ở nước ngoài, đồng thời bồi dưỡng kiến thức về tin học và ngoại ngữ để giúp đội ngũ lao động khai thác tốt nguồn thông tin trên các phương tiện khác nhau, đồng thời giúp doanh nghiệp hội nhập nhanh chóng với thế giới.