Đầu tư khoa học công nghệ vào nuôi trồng, chế biến thủy sản

Một phần của tài liệu vGiải pháp thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng thủy sản việt nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu (Trang 83)

3.2 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản trong bối cảnh suy giảm kinh

3.2.2.1 Đầu tư khoa học công nghệ vào nuôi trồng, chế biến thủy sản

Hiện nay thủy sản Việt Nam mặc dù đã có bước tiến lớn trong những năm qua, nhưng cơng nghệ vẫn cịn rất lạc hậu so với những nước xuất khẩu thủy sản trên thế giới, vì vậy, năng suất lao động trong ngành thủy sản rất thấp. Nhất là trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay, để hàng thủy sản Việt Nam cạnh tranh được với sản phẩm từ những nước khác, đòi hỏi ngành thủy sản phải đổi mới, đầu tư công nghệ từ khâu đánh bắt, nuôi trồng đến khâu chế biến sản phẩm. Ngành thủy sản cần xây dựng các trung tâm nghiên cứu, nâng cấp, cải tạo những trung tâm hiện có để phục vụ cho cơng tác nghiên cứu khoa học của ngành thủy sản. Từ đó đẩy mạnh việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, hệ thống thiết bị phục vụ nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực; các mơ hình sản xuất giống, ni thương phẩm các lồi thủy sản có giá trị kinh tế cao như: tơm hùm, bào ngư, ốc hương, hải sâm, cá ngựa, cá mú cọp…; kỹ thuật khai thác khơi, tìm kiếm ngư trường; áp dụng cơng nghệ NTTS bảo đảm các u cầu về an tồn vệ sinh, khơng làm hại mơi trường; các mơ hình chế biến xuất khẩu thủy sản gắn kết với tổ chức vùng sản xuất và cung cấp nguyên liệu… Đầu tư công nghệ vào quy trình sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, ngành thủy sản Việt Nam cần thường xuyên cử các đoàn chuyên gia học hỏi kinh nghiệm của các nước khác để rút ngắn khoảng cách về công nghệ, nhằm nâng cao năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm.

Một phần của tài liệu vGiải pháp thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng thủy sản việt nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu (Trang 83)