3.1 Thời cơ và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản trong bố
3.1.1.2 Môi trường kinhdoanh trong nước
Bên cạnh những khó khăn do mơi trường kinh doanh quốc tế đưa lại, vẫn cịn rất nhiều vấn đề yếu kém tồn tại ở mơi trường kinh doanh trong nước cản trở sự phát triển của thủy sản xuất khẩu Việt Nam.
Về hải quan, mặc dù trong những năm gần đây hải quan Việt Nam đã có những
tiến bộ đáng kể trong cơ chế làm thủ tục hải quan như cho phép doanh nghiệp kê khai qua mạng và thực hiện thí điểm thủ tục Hải quan điện tử (quyết định 52/2007/QĐ- BTC) nhưng thực tế thủ tục hải quan vẫn rất chậm và rườm rà. Trong khi suy giảm kinh tế khiến nhu cầu thị trường sụt giảm, thủ tục hải quan cần phải đơn giản hóa hơn nữa giúp các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tiết kiệm thời gian không bỏ lỡ các cơ hôị xuất khẩu vốn đã rất hiếm hoi. Đối với những mặt hàng thực phẩm xuất khẩu như thủy sản, yếu tố thời gian rất quan trọng vì nếu hàng bị tạm giữ trong kho kéo dài thời gian quy định sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng hàng thủy sản, gia tăng chi phí lưu kho. Điều này gây tổn thất về chi phí rất lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản.
Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế và kỹ thuật lạc hậu: Nhìn chung cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, đường sá, kho bãi, thiết bị bốc xếp tại các cảng của Việt Nam hiện nay đang rất lạc hậu, không đủ công suất, điều này cản trở hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng, đặc biệt khi thực hiện những đơn hàng lớn. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng chưa theo kịp sự phát triển kinh tế và dòng vốn đầu tư nước ngồi. Ngồi ra, chi phí phục vụ sản xuất chế biến tăng cao như giá xăng, dầu tăng liên tục gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản.
Khó khăn trong việc huy động vốn và tiếp cận nguồn vốn: Vốn là yếu tố then chốt của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản để tiến hành sản xuất kinh doanh. Nếu như trước đây vốn ln là yếu tố khó khăn đối với doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản thì trong bối cảnh suy thoái vay vốn và tiếp cận vốn lại càng khó hơn bao giờ hết. Suy thối kinh tế khiến các ngân hàng trong nước thắt chặt tín dụng, hạn chế cho vay, nếu muốn vay vốn phải qua thẩm định rất khắt khe, làm thủ tục phức tạp. Trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản hầu hết là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực tài chính hạn chế nên nhu cầu vay vốn là rất lớn. Nguồn vốn hạn chế, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản không đủ vốn để thu mua nguyên liệu, đầu tư công nghệ trong khi chi phí sản xuất gia tăng đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản.
Năng lực dự báo kém: Việt Nam, năng lực dự báo, cả ở cấp điều hành vĩ mô lẫn
vi mô đều yếu, những thông tin các cấp đưa ra chưa cung cấp kịp thời cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
Các yếu tố vẫn cịn tồn tại ở mơi trường kinh doanh trong nước làm cho hoạt động xuất khẩu thủy sản nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nói riêng rơi vào tình thế hết sức khó khăn nhất là trong tình hình kinh tế như hiện nay, gây tốn kém chi phí sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của thủy sản Việt Nam xuất khẩu.