3.2 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản trong bối cảnh suy giảm kinh
3.2.3.3 Tăng cường liên kết hợp tác, mở rộng liên kết giữa các doanh nghiệp
nâng cao sức cạnh tranh
Với điểm xuất phát thấp hơn các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nhiều quốc gia khác, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam chắc chắn sẽ khó khăn hơn nhiều khi tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế, nhất là trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu và sự đơn độc của các doanh nghiệp sẽ khó có thể trụ vững trước sự cạnh tranh gay gắt hơn rất nhiều từ các doanh nghiệp nước ngoài và các tập đồn xun quốc gia, đa quốc gia. Vì vậy, muốn tồn tại phải tăng cường liên kết kinh tế, chủ động tạo dựng các mối liên kết chặt chẽ trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng hóa, hỗ trợ lẫn nhau để nâng cao sức cạnh tranh. Để gia tăng các liên kết trong hoạt động sản xuất, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cần thực hiện các biện pháp sau đây:
+ Tích cực xây dựng và tham gia các hiệp hội, câu lạc bộ ngành hàng từ đó có thể giúp đỡ nhau trong chia sẻ kinh nghiệm cũng như tạo ra một thế lực mạnh hơn. Tại những hiệp hội, câu lạc bộ, các thành viên chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, hoạt động kinh doanh, mà còn tạo điều kiện tham gia các hội chợ nước ngoài, mở rộng mối quan hệ trong kinh doanh, tìm kiếm thị trường và khách hàng. Khi có những hợp đồng lớn, các doanh nghiệp trong hiệp hội cùng nhau chia sẻ và hỗ trợ trong việc thực hiện hợp đồng.
+ Tăng cường liên kết trong xuất khẩu thông qua các liên kết với các nhà cung cấp nguyên liệu, các cơ sở sản xuất vệ tinh và các nhà kinh doanh thương mại cũng như các nhà đầu tư để chủ động trong sản xuất cũng như thực hiện xuất khẩu một cách hiệu quả nhất .
+ Chú trọng việc hình thành liên kết giữa các cơ sở nghiên cứu khoa học và các doanh nghiệp trong việc nghiên cứu, triển khai, nâng cao giá trị sản phẩm, đổi
mới quy trình cơng nghệ và nâng cấp các trang thiết bị hiện có tại các doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vẫn chưa chú trọng nhiều đến việc xây dựng các cơ sở nghiên cứu khoa học, sự liên kết giữa các doanh nghiệp và viện nghiên cứu, trường đại học cịn rất hạn chế. Do đó, các doanh nghiệp cần chủ động liên kết, đồng thời có thể tận dụng chất xám từ các nhà khoa học thông qua các hợp đồng nghiên cứu chuyển giao công nghệ hoặc hợp đồng tư vấn theo từng công đoạn và tư vấn chiến lược theo từng thời kì.
+ Chủ động và tạo dựng được các liên kết với các cơ sở cung cấp dịch vụ và hậu cần như các công ti và đại lý vận tải, bảo hiểm, khai thác tối đa hiệu quả mạng lưới thông tin liên lạc, nhất là tăng cường sử dụng và khai thác các dịch vụ thông tin phục vụ cho hoạt động tìm kiếm bạn hàng, thơng tin thị trường xuất khẩu.
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu đề tài “Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy
sản Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế tồn cầu”, với những phân tích,
đánh giá, nhận định và với số liệu trung thực, khóa luận đi đến một số kết luận chủ yếu như sau:
1. Suy thối kinh tế tồn cầu bắt nguồn từ trung tâm kinh tế tài chính thế giới- Mỹ, ngày nay xu hướng tồn cầu hóa đang diễn ra trên khắp thế giới, cuộc suy thối đã nhanh chóng lan rộng khắp các quốc gia và tác động đến mọi ngành kinh tế với mức độ khác nhau.
2. Suy thoái kinh tế tồn cầu mặc dù khơng tác động trực tiếp đến mậu dịch thủy sản thế giới, nhưng cuộc suy thoái cũng đã ảnh hưởng đáng kể đến kim ngạch xuất nhập khẩu thủy sản thế giới trong những năm qua. Đặc biệt, từ khi thế giới bước vào cuộc suy thoái, cạnh tranh trên thị trường thế giới diễn ra ngày càng gay gắt, xu hướng bảo hộ gia tăng mạnh, nhất là trong ngành thủy sản.
3. Việt Nam cũng là quốc gia thuộc phạm vi ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, ngành thủy sản- một trong những ngành kinh tế mũi nhọncủa Việt Nam cũng chịu tác động đáng kể của suy thối kinh tế tồn cầu.
4. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam chủ yếu vẫn tập trung vào ba thị trường lớn: EU, Nhật Bản, Mỹ, trong khi những thị trường này là những thị trường ngày càng có rất nhiều rào cản. Vì vậy, ngành thủy sản Việt Nam cần có chiến lược mở rộng thị trường, tìm kiếm những thị trường mới để hạn chế sự phụ thuộc lớn vào những thị trường trên.
5. Trong cơ cấu các mặt hàng thủy sản của Việt Nam, xuất khẩu nguyên liệu thơ vẫn cịn chiếm tỉ trọng tương đối lớn. Trong khi chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng mang lại giá trị kinh tế cao. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cần chuyển hướng sản xuất để mang lại nguồn lợi nhuận lớn hơn cho doanh nghiệp. 6. Hiện nay, hàng thủy sản Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với những rào cản từ các nước nhập khẩu, bao gồm rào cản thuế quan và phi thuế quan. Do đó, để đối phó với những rào cản này, ngành thủy sản cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động sẵn sàng trong mọi tình huống, tuân thủ nghiêm ngặt những qui định
quốc tế từ khâu nuôi trồng đánh bắt đến qui trình sản xuất, sản phẩm đầu ra, tránh tình trạng khơng đáng tiếc xảy ra. Đồng thời tăng cường học hỏi kinh nghiệm của các nước bạn trong việc đối phó với những rào cản thương mại.
7. Giá thủy sản Việt Nam so với những nước trong khu vực thường thấp hơn, nguyên nhân do chất lượng các mặt hàng thủy sản chưa được đánh giá cao trên thị trường quốc tế. Vì vậy, ngành thủy sản cũng như các doanh nghiệp cần đổi mới quy trình cơng nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa các mặt hàng từ giá thấp đến giá cao để phục vụ mọi đối tượng khách hàng, gia tăng lợi nhuận. 8. Trước bối cảnh suy thối, mặc dù Chính phủ đưa ra nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp chống chọi với khủng hoảng, tuy nhiên những chính sách này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, chưa thực sự phát huy hiệu quả. Do đó, Chính phủ cần có tầm nhìn chiến lược, cân nhắc cẩn thận các quyết định khi ban hàng chính sách mới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Ari Kokko (2009), Vượt qua khủng hoảng kinh tế, NXB Trẻ
2. Bộ NN&PTNT , Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 2. Bùi Xuân Lưu; Nguyễn Hữu Khải (2007), Giáo trình kinh tế ngoại thương
3. Charles P.kindleberger ( 2009), Hoảng loạn, hỗn loạn và cuồng loạn, NXB Tri thức 4. Đặng Thu Thủy (2005), Tiêu chuẩn ngành thủy sản Việt Nam, NXB Nơng nghiệp 5. Đỗ Trọng Hùng (2008), Giáo trình thủy sản, NXB Nông nghiệp, [10-15]
6. Nguyễn Trung Hiếu (2007), Khủng hoảng kinh tế thế giới- cơ hội nào cho Việt Nam 7. Trần Đại Thành (2009), “Nguồn lợi thủy sản Việt Nam”, Tạp chí Thủy sản Việt
Nam (48)
8. VASEP (2009), “Xuất khẩu thủy sản năm 2009”, Tạp chí Thương mại thủy sản (122)
9. VASEP (2009), “ Giá trung bình xuất khẩu tơm Việt Nam sang các thị trường chính”, Tạp chí Thương mại thủy sản(47)
Tài liệu tiếng Anh
10. Adum Lem (2009), Global trade Overview
11. Harvard Business University (2006), Business Essentials Tài liệu Internet
12 . http://www.baodatviet.vn/Home/thegioi/Ty-le-that-nghiep-o-My-cao-nhat-trong- 25-nam-qua/20094/36530.datviet 13. http://www.globefish.org/dynamisk.php4?id=481&groupId 14. http://home.vnn.vn/wto_du_bao__thuong_mai_toan_cau_nam_2010_tang_truong 15. http://www.indexmundi.com/blog/index.php/2008/12/06/oil-price-index-chart/ 16. http://tintuc.xalo.vn/001607124644/ kinh_te_trung_quoc_tang_truong_8_7_nam_2009.html 10. http://taichinh.saga.vn/TinTheGioi/kinhtequocte/14479.asset 11. http://www.baodatviet.vn/Home/thegioi/Ty-le-that-nghiep-o-My-cao-nhat-trong- 25-nam-qua/20094/36530.datviet
13. http://tintuc.timnhanh.com/kinh_te/the_gioi/20080312/35A72C8D/ 14. http://www.globefish.org/dynamisk.php4?id=481&groupId 15.http://vi.wikipedia.org/wiki/Suy_tho%C3%A1i_kinh_t%E1%BA%BF_cu %E1%BB%91i_th%E1%BA%ADp_ni%C3%AAn_2000 16. http://www.tinkinhte.com/nd5/viewsubject/xuat-khau-thuy-san-thi-truong-thuy- san-the-gioi/ 17. http://thaibinhtrade.gov.vn/default.aspx? ID=17&LangID=1&NewsID=891&PageNum=33 18. http://www.tgvn.com.vn/Item/VN/KinhTe/2010/3/72D3650BDCEB05FB/ 19. http://www.thesaigontimes.vn/Home/kinhdoanh/xuatnhapkhau/31299/ 20. http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/thegioi/426622/index.html 21. http://vietbao.vn/Kinh-te/Ty-le-that-nghiep-cua-My-giam-manh/10943881/48/ 22. http://www.vietlinh.com.vn/ktcbxnk/VLktcbxnkShowContent.asp?ID=1568 23. http://vneconomy.vn/200962993426268P0C99/bao-ho-mau-dich-ngay-cang-cang- thang.htm 24. http://www.vn-seo.com/quang-ba-website-seo/xuat-khau-thuy-san/ 25. http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Word_GDP_Growth.png)
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẨU......................................................................................................1
CHƯƠNG I: KHÁI QT VỀ TÌNH HÌNH SUY GIẢM KINH TẾ TỒN CẦU 2008-2009, THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN THẾ GIỚI VÀ TỔNG QUAN VỀ THỦY SẢN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA..............................5
1.1 Khái qt về tình hình suy giảm kinh tế tồn cầu thời gian qua..............5
1.1.1 Tổng quan về suy giảm kinh tế trên thế giới 2008-2009............................5
1.1.2 Tác động của suy thối tới kinh tế tồn cầu..............................................7
1.1.2.1 Tác động tiêu cực.....................................................................................7
1.1.2.2 Tác động tích cực...................................................................................15
1.2 Sơ lược về thị trường thủy sản thế giới trong năm 2008-2009................16
1.2.1 Kim ngạch thương mại thủy sản trên thế giới.........................................16
1.2.2 Tình hình khai thác, ni trồng thủy sản................................................17
1.2.3 Cơ cấu sản phẩm.......................................................................................19
1.2.4 Giá cả trên thị trường thủy sản thế giới...................................................22
1.3 Thực trạng phát triển ngành thủy sản Việt Nam..................................23
1.3.1. Tiềm năng phát triển kinh tế thủy sản....................................................23
1.3.1.1 Hệ sinh thái biển Việt Nam..................................................................23
1.3.1.2 Tiềm năng nguồn lợi thủy sản..............................................................24
1.3.1.3 Nguồn nhân lực...................................................................................25
1.3.2 Thành tựu của ngành thủy sản và nguyên nhân đạt được......................25
1.3.2.1 Những thành tựu..................................................................................25
1.3.2.2. Những nguyên nhân đạt được các thành tựu......................................31
1.3.3 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình phát triển......35
1.3.3.1. Tồn tại, hạn chế...................................................................................35
1.3.3.2. Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế.................................................36
CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA SUY GIẢM KINH TẾ TOÀN CẦU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM.......................41
2.1 Những yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong thời gian qua............................................................................................41
2.1.1 Những yếu tố khách quan.........................................................................41
2.1.1.1 Môi trường kinh doanh quốc tế.............................................................41
2.1.1.2 Môi trường kinh tế trong nước..............................................................42
2.1.1.3 Tỉ giá hối đoái.........................................................................................43
2.1.1.4 Nguồn nguyên liệu trong nước..............................................................44
2.1.2 Những yếu tố chủ quan............................................................................44
2.1.2.1 Yếu tố từ ngành thủy sản:......................................................................44
2.1.2.2 Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp:........................................................44
2.1.2.3 Các yếu tố thuộc về sản phẩm:..............................................................44
2.2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong thời gian qua .............................................................................................................................45
2.2.1 Nguồn hàng xuất khẩu.............................................................................45
2.2.1.1 Nguồn nguyên liệu.................................................................................45
2.2.1.1.2 Nuôi trồng thủy sản.............................................................................46
2.2.1.1.3. Chế biến xuất khẩu thủy sản.............................................................47
2.2.2 Kim ngạch, khối lượng thủy sản xuất khẩu.............................................48
2.2.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu...................................................................48
2.2.4 Cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu......................................................51
2.2.5 Chất lượng và giá hàng thủy sản xuất khẩu............................................56
2.2.5.1 Chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam................................56
2.2.5.2 Giá xuất khẩu.........................................................................................57
2.3 Tác động của suy thối kinh tế tồn cầu đến hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam......................................................................................................58
2.3.1 Ảnh hưởng tới thị trường xuất khẩu thủy sản.........................................59
2.3.2 Ảnh hưởng đến khối lượng thủy sản xuất khẩu......................................60
2.3.3 Ảnh hưởng đến giá hàng xuất khẩu.........................................................62
2.3.3 Chính sách bảo hộ và rào cản thương mại..............................................65
2.3.4 Ảnh hưởng tới kết quả xuất khẩu thủy sản Việt Nam.............................66
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH SUY GIẢM KINH TẾ TOÀN CẦU .............................................................................................................................70
3.1 Thời cơ và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu........................................................................70
3.1.1 Thách thức và khó khăn...........................................................................70
3.1.1.1 Mơi trường kinh doanh quốc tế.............................................................70
3.1.1.2 Mơi trường kinh doanh trong nước......................................................71
3.1.1.3 Thách thức và khó khăn xuất phát từ bản thân ngành thủy sản.........72
3.1.2 Cơ hội.........................................................................................................74
3.2 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu..........................................................................................................76
3.2.1 Các giải pháp từ phía Nhà nước...............................................................76
3.2.1.1 Giải pháp về tài chính:...........................................................................76
3.2.1.2 Giải pháp về chính sách tài khóa...........................................................78
3.2.1.3 Giải pháp về thị trường..........................................................................79
3.2.1.4 Cải thiện môi trường kinh doanh trong nước và cơ sở hạ tầng...........81
3.2.2 Giải pháp từ phía ngành thủy sản............................................................82
3.2.2.1 Đầu tư khoa học công nghệ vào nuôi trồng, chế biến thủy sản...........82
3.2.2.2 Đẩy mạnh đầu tư, kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động sản xuất từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra........................................................82
3.2.2.3 Tạo điều kiện ngành thủy sản thu hút vốn đầu tư:.............................83
3.2.2.4 Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành thủy sản.......................................83
3.2.3 Giải pháp từ phía doanh nghiệp...............................................................84
3.2.3.1 Doanh nghiệp cần nghiên cứu và định hướng lại sản xuất kinh doanh sao cho phù hợp với bối cảnh thị trường thế giới, từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp...........................................................................................84
3.2.3.2 Giải pháp về xâm nhập và phát triển thị trường...................................87
3.2.3.3 Tăng cường liên kết hợp tác, mở rộng liên kết giữa các doanh nghiệp để nâng cao sức cạnh tranh...............................................................................90
KẾT LUẬN........................................................................................................92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................94
LỜI MỞ ĐẨU
6. Lí do chọn đề tài
Việt Nam đang hướng tới một quốc gia kinh tế biển. Nước ta là một quốc gia có biển lớn trong vùng biển đơng với chỉ số biển khoảng 0.01, gấp 6 lần giá trị trung bình thế giới. Biển Việt Nam dài và đẹp, lại chứa đựng nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng với trữ lượng, qui mô thuộc loại khá, cho phép phát triển nhiều lĩnh vực kinh tế biển quan trọng. Kinh tế biển đã và đang đóng góp một phần rất lớn cho nền kinh tế nước nhà. Trong xây dựng và phát triển kinh tế biển, ngành công nghiệp đánh bắt, ni trồng và chế biến hải sản đóng vai trị quan trọng.
Thủy sản là một trong những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta. Năm 2006 được đánh dấu bằng cột mốc mới về xuất khẩu thủy sản với việc đạt con số 3,4 tỷ USD, góp 8.6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung cả nước. Sang năm 2007, xuất khẩu thủy sản Việt Nam ở vị trí một trong mười nước có giá trị xuất khẩu hàng đầu thế giới và nằm trong nhóm bốn ngành hàng có giá trị xuất khẩu trên 3 tỷ USD của Việt Nam. Tới năm 2008, giá trị xuất khẩu đã tăng lên trên 4.5 tỉ USD, tăng 19.8% về giá trị so với năm 2007. Những con số đó đã nói lên rằng thủy sản ngày càng đóng vai trị quan trọng trong cơ cấu kinh tế Việt Nam.
Ngành thủy sản đang trong quá trình đầu tư để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Kể từ sau năm 1986, khi chính sách đổi mới của Đảng được thực hiện trong cả nước, thị trường thủy sản được mở rộng và tăng trưởng với tốc độ rất nhanh. Sự mở rộng thị trường đã kích thích sản xuất phát triển. Có thể nói thị trường xuất khẩu thủy sản đã mở đường, hướng dẫn cho quá trình chuyển đổi mạnh mẽ các vùng diện tích sản xuất nơng nghiệp kém hiệu quả thành những vùng sản xuất nguyên liệu lớn, phục vụ cho ngành nghề chế biến thủy sản xuất khẩu. Hiện nay, Bộ thủy sản đã có kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, kĩ thuật, khoa học công nghệ cũng như nguồn nhân lực để phát triển ngành thủy sản với tầm nhìn đến năm 2020. Suy thối kinh tế tồn cầu ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế thế giới nói chung cũng như kinh tế Việt Nam nói riêng, và ngành thủy sản cũng là một trong những ngành gánh chịu hậu quả nặng nề. Trong bối cảnh suy thoái, các nước đã tận dụng triệt để hàng rào kĩ thuật gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Năm
2009, nước ta chỉ còn giữ được 122 thị trường xuất khẩu, giảm 37 thị trường so với năm 2008. Lần đầu tiên sau 10 năm, xuất khẩu thủy sản 2009 tăng trưởng âm. Hiện nay, kinh tế thế giới đang phục hồi tuy nhiên đây chỉ mới là những dấu hiệu ban đầu, cùng với sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa, nguy cơ một cuộc khủng hoảng mới khơng phải là điều khơng thể có.
Với những lí do trên, người viết đã chọn thực hiện khóa luận với đề tài “ Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng thủy sản Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu”.