Giải pháp về tài chính:

Một phần của tài liệu vGiải pháp thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng thủy sản việt nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu (Trang 77 - 79)

3.2 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản trong bối cảnh suy giảm kinh

3.2.1.1 Giải pháp về tài chính:

Từ những biện pháp đẩy lùi lạm phát của Chính phủ, cùng với những tác động từ cuộc suy thoái kinh tế tồn cầu đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động xuất khẩu thủy

sản, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản. Hầu hết các doanh nghiệp đều khó khăn trong tiếp cận vốn vay của ngân hàng. Suy thoái kinh tế làm cho các ngân hàng thắt chặt tín dụng, đặc biệt sau những bài học từ những vụ sụp đổ của những ngân hàng “khổng lồ” trên thế giới, các ngân hàng Việt Nam rất dè chừng trong việc cho vay vốn. Quy trình thẩm định hồ sơ vay vốn của các ngân hàng rất chặt chẽ, yêu cầu về tài sản thế chấp, thêm vào đó lãi suất của ngân hàng thường cao hơn so với khả năng sản xuất của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản làm cho các doanh nghiệp lại càng thêm khó khăn. Khơng chỉ các ngân hàng trong nước, mà các ngân hàng nước ngồi cũng thắt chặt tín dụng nên các nhà nhập khẩu ngừng cấp tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Ngoài ra, do tác động của suy thoái kinh tế thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua rơi vào thế bế tắc, vì vậy các doanh nghiệp xuất khẩu rất hạn chế trong tiếp cận nguồn vốn từ thị trường này. Trong khi hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực về tài chính rất hạn chế. Vì vậy, biện pháp hỗ trợ, thúc đẩy xuất khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trước mắt chính là các giải pháp về vấn đề tài chính.

Thứ nhất, Chính phủ cần phải có chính sách hợp lý để khuyến khích ngân hàng

thương mại cũng như ngân hàng nhà nước để từ đó các ngân hàng ưu tiên đối với việc vay vốn của doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nói riêng. Đồng thời nâng cao vai trò của các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu như quỹ tín dụng, bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là quỹ bảo hiểm xuất khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp không đủ tài sản thế chấp, cầm cố có thể vay vốn từ Ngân hàng. Đầu năm 2009, chính phủ đã áp dụng bù lãi suất tạm thời ở mức 4% (ngày 1/2/2009) để hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu, đây là biện pháp này đã phát huy hiệu quả giúp doanh nghiệp dễ tiếp cận với vốn vay từ ngân hàng, Tuy nhiên, lãi suất này cũng chỉ duy trì trong vài tháng sau đó tăng trở lại, trong khi suy thối kinh tế vẫn còn “âm ỉ”, đến nay doanh nghiệp vẫn chưa thực sự phục hồi, do đó biện pháp này cũng khơng hỗ trợ được nhiều cho doanh nghiệp xuất khẩu. Mặt khác, việc áp dụng lãi suất kích cầu những doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn đa số là các doanh nghiệp lớn, chỉ khoảng 30% doanh nghiệp vừa và nhỏ được vay vốn, trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam hầu hết là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy, Chính phủ và ngân hàng nhà nước cần cân nhắc đưa ra các

biện pháp duy trì mức lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp xuất khẩu, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn dễ dàng hơn. Ngoài ra, thủy sản Việt Nam vẫn còn rất nhiều thị trường tiềm năng như Nga, Ba Lan,.. rất cần đơn hàng, nhưng do phương thức thanh tốn, cơ chế Việt Nam chưa thơng nên hàng Việt Nam vẫn chưa vào được. Do đó, chính phủ Việt Nam cần có những thỏa thuận, hợp tác thì các doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiến hành hoạt động kinh doanh tại những thị trường này.

Thứ hai, Nhà nước cần quan tâm đến việc nâng cao, đổi mới hoạt động hỗ trợ tín dụng, đưa ra các gói giải pháp tích cực để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ngành thủy sản cũng như những ngành hàng khác. Cụ thể, cho phép các nhà nhập khẩu nước ngoài được trả chậm khi ký kết hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam hoặc xem xét hỗ trợ lãi suất cho nhà nhập khẩu nước ngoài để thực hiện hợp đồng. Những biện pháp này thực chất là việc hỗ trợ giảm giá cho nhà nhập khẩu, nhằm tạo mức cạnh tranh cho hàng xuất khẩu của Việt Nam. Hỗ trợ tín dụng hấp dẫn sẽ thu hút được các nhà nhập khẩu, tạo điều kiện cạnh tranh cho hàng xuất khẩu Việt Nam.

Một phần của tài liệu vGiải pháp thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng thủy sản việt nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)