3.1 Thời cơ và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản trong bố
3.1.1 Thách thức và khó khăn
3.1.1.1 Môi trường kinh doanh quốc tế
Hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng hồn tồn phụ thuộc vào yếu tố thị trường quốc tế. Trong cuộc suy thoái kinh tế 2008-2009, các thị trường chủ đạo của thủy sản Việt Nam như: Mỹ, EU, Nhật Bản đều rơi vào suy thoái sâu, những thị trường này tỉ trọng chiếm phần lớn trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam. Hơn nữa, dân chúng thắt chặt chi tiêu, sức mua giảm đáng kể đã kéo giá cả hàng hóa xuống mức thấp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam vốn bị hạn chế khả năng tìm kiếm thi trường mới do năng lực tài chính, khả năng kinh doanh còn yếu nên khi các thị trường lớn bị thu hẹp mạnh thì tất yếu xuất khẩu thủy sản bị tác động mạnh.
Khó khăn chồng chất khó khăn, khơng chỉ thị trường xuất khẩu thủy sản bị thu hẹp mà khả năng xâm nhập thị trường quốc tế cũng bị hạn chế do chính sách bảo hộ gia tăng. Suy thối kinh tế khiến các quốc gia dựng lên nhiều rào cản để bảo vệ nền sản xuất trong nước. Rất nhiều các thị trường lớn của thủy sản Việt Nam như EU, Mỹ, Nhật Bản đều áp dụng các chính sách bảo hộ mới và tinh vi. Bên cạnh đó, những thị trường trung như Nga, Ôxtrâylia cũng áp dụng rào cản rất đa dạng. Các hình thức bảo hộ chủ yếu là tăng thuế nhập khẩu, áp đặt thuế chống bán phá giá, tăng cường hàng rào kĩ thuật, tiêu chuẩn môi trường, kêu gọi người dân dùng hàng nội địa, đồng thời hỗ trợ cho ngành sản xuất trong nước, thậm chí cịn dùng các phương tiện truyền thông để bơi xấu về sản phẩm thủy sản Việt Nam. Chính sách bảo hộ của các nước làm giảm tính cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam tại thị trường những nước đó.
Các mặt hàng thủy sản Việt Nam được ưa chuộng trên thị trường thế giới một phần nhờ giá cạnh tranh, tuy nhiên từ cuối năm 2008, đồng Việt Nam trở nên cao so với các nước trong khu vực do đồng đôla yếu đi, các quốc gia này đã phá giá đồng nội tệ đáng kể để tạo lợi thế cho xuất khẩu, do đó giá hàng thủy sản Việt Nam trở nên cao so với hàng hóa các nước trong khu vực. Do khủng hoảng kinh tế, giá đã bị giảm rất
nhiều, nếu các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tiếp tục hạ giá để cạnh tranh thì doanh nghiệp sẽ khơng có lợi nhuận để duy trì sản xuất, thậm chí cịn bị thua lỗ.
Do suy thoái kinh tế, các ngân hàng khắp các nước đều thắt chặt tín dụng khiến thanh tốn quốc tế gặp khó khăn, các doanh nghiệp nhập khẩu thủy sản không vay được vốn để thanh toán và nhập hàng về. Điều này làm cho các doanh nghiệp trong nước khơng có vốn để tiến hành sản xuất. Thêm vào đó, các doanh nghiệp trong nước cũng khó khăn trong khâu vay vốn do các ngân hàng trong nước rất dè dặt cho vay trước tình hình kinh tế diễn biến phức tạp. Vì vậy, vốn trở thành vấn đề nan giải cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Một thách thức nữa cho thủy sản xuất khẩu Việt Nam trong bối cảnh suy thối chính là yếu tố cạnh tranh, cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết để ký kết được các hợp đồng. Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản không chỉ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp xuất khẩu có ưu thế, tiềm lực mạnh và giàu kinh nghiệm hơn từ các nước như Trung Quốc, Thái Lan mà còn phải cạnh tranh với cả những đối thủ từ những nước nhập khẩu.
Có thể nói suy thối kinh tế đã khiến thủy sản xuất khẩu Việt Nam gặp nhiều khó khăn , thách thức.