Ảnh hưởng đến khối lượng thủy sản xuất khẩu

Một phần của tài liệu vGiải pháp thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng thủy sản việt nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu (Trang 61 - 63)

2.3 Tác động của suy thối kinh tế tồn cầu đến hoạt động xuất khẩu thủy

2.3.2 Ảnh hưởng đến khối lượng thủy sản xuất khẩu

Suy thoái kinh tế khiến nhu cầu tiêu thụ thủy sản người dân giảm sút ở khắp các thị trường, do đó khối lượng thủy sản xuất khẩu Việt Nam cũng giảm đáng kể. Trong những năm gần đây, khối lượng thủy sản Việt Nam xuất khẩu ln đạt mức tăng trưởng cao, điển hình là năm 2008 với mức tăng trưởng 33,7% so với năm 2007, tuy nhiên con số này trong năm 2009 lại là -1,6% [24]

Bảng 2.9: Khối lượng xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào các thị trường chính năm 2008 và 2009

( Đơn vị: khối lượng: tấn; tăng trưởng: phần trăm) KL 2009 So với cùng kỳ 2008 KL 2008 So với cùng kỳ 2007 EU 352.530 0,8 349.672 25,0 Đức 61.051 3,1 59.229 45,3

Tây Ban Nha 62.317 8,5 57.443 18,8

Hà Lan 35.336 -15,9 42.015 10,3 Italia 39.015 -17,6 47.329 18,7 Bỉ 26.123 -2,0 26.645 30,7 Nhật Bản 114.234 -15,3 134.943 13,2 Mỹ 123.850 14,6 108.064 8,3 Hàn Quốc 100.907 10,0 91.762 -0,1 Nga 47.511 -62,1 125.199 118,9

(Nguồn: Tổng hợp từ tạp chí thương mại thủy sản các số 122, tháng 2/2010 và số 105, tháng 2/2009)

Từ bảng 2.9 ta thấy ở khắp các thị trường tăng trưởng về khối lượng thủy sản xuất khẩu năm 2009 thấp hơn nhiều so với năm 2008, thậm chí nhiều thị trường cịn đạt mức tăng trưởng âm trong năm 2009 đó là Hà Lan (-15,9%), Italia (-17,6%), Bỉ (- 2%), Nhật Bản (-15,3%), Nga (62,1%). Thị trường EU, khu vực tiêu thụ khối lượng thủy sản Việt Nam lớn nhất đạt tăng trưởng rất cao trong năm 2008 với mức bình quân là 25% thì sang năm 2009 còn số này chỉ khiêm tốn là 0,8%, nhiều quốc gia trong khu vực này có mức tăng trưởng giảm sút rất lớn như thị trường Đức, Hà Lan, Italia, Bỉ. Nhật Bản, thị trường truyền thống của thủy sản Việt Nam vốn luôn đạt mức tăng trưởng ổn định trên 10% từ năm 2008 trở về trước, thì trong năm 2009, khối lượng thủy sản Việt Nam nhập vào thị trường nay cũng đạt mức tăng trưởng âm. Tuy nhiên con số đáng chú ý nhất là khối lượng xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nga, nếu như năm 2008, Nga là một “hiện tượng” của thủy sản Việt Nam khi tăng trưởng về khối lượng là con số rất cao:118,9% thì năm 2009, xuất khẩu thủy sản sang Nga rơi vào tình trạng thảm bại khi con số này là -62,1%., ngồi lí do nhu cầu sụt giảm tại thị

trường này, chất lượng sản phẩm thủy sản Việt Nam là điều đáng báo động. Trong các thị trường trên, chỉ có thị trường Hàn Quốc đạt mức tăng trưởng ngược hẳn với khối lượng thủy sản Việt Nam xuất vào âm trong năm 2008 và dương trong năm 2009, sở dĩ có điều đó do nhu cầu về thủy sản khô của người dân Hàn Quốc trong năm 2009 tăng đột biến.

Khơng chỉ là khó khăn trong tìm kiếm thị trường đầu ra cho hàng thủy sản Việt Nam trong bối cảnh suy thoái, mà tại những thị trường là bạn hàng truyền thống, nhất là những bạn hàng lớn khối lượng thủy sản Việt Nam giảm đáng kể, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu vGiải pháp thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng thủy sản việt nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu (Trang 61 - 63)