2.3 Tác động của suy thối kinh tế tồn cầu đến hoạt động xuất khẩu thủy
2.3.1 Ảnh hưởng tới thị trường xuất khẩu thủy sản
Suy thoái kinh tế khiến thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam bị thu hẹp đáng kể. Cuộc suy thối với quy mơ tồn cầu đã tác động đến hầu hết các nước trên thế giới, khiến các nước hoặc bị rơi vào suy thoái, hoặc bị suy giảm đà tăng trưởng, làm thương mại toàn cầu sụt giảm mạnh. Những trung tâm kinh tế thế giới- các nước phát triển là những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của của cuôc khủng hoảng tài chính, đây cũng là những thị trường nhập khẩu lớn của thế giới, sức mua tại đây giảm mạnh. Theo một cuộc khảo sát tại Hoa Kỳ, có đến 1/3 người tiêu dùng chuyển sang các loại thực phẩm rẻ hơn, việc đi ăn nhà hàng giảm tới 25%, thói quen tiêu dùng của người dân đã thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Trong khi tiêu thụ tại nhà hàng, khách sạn chiếm tới 50% khối lượng tôm, sự suy giảm nhu cầu tiêu thụ làm cho giá tôm tiếp tục giữ ở mức thấp. Tại EU, theo Intrafish, năm 2009 nhập khẩu tôm vào Eu đã giảm 10%,các thị trường tiêu thụ chính của EU đều giảm đáng kể, như Tây Ban Nha giảm 21%, Italia giảm 17%, Anh và Đức giảm 4%[21].
Trong bối cảnh suy thối, các ngân hàng đều thắt chặt tín dụng làm cho khách hàng nhập khẩu yêu cầu trả chậm hoặc ngừng đặt hàng, điều này dẫn đến thanh tốn quốc tế gặp khó khăn. Hơn nữa, việc thắt chặt tín dụng hạn chế khả năng vay vốn của các doanh nghiệp nhập khẩu thủy sản, khiến các doanh nghiệp đó khơng có vốn để nhập hàng về. Do vậy, nhiều đơn hàng xuất khẩu bị hủy bỏ hoặc giảm số lượng. Mặt khác, hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam cũng bị cạnh tranh khốc liệt bởi hàng xuất khẩu cùng loại của các nước do nhiều yếu tố trong đó có yểu tố lãi suất, lãi suất vay ở các nước khác thấp hơn. Những thị trường xuất khẩu thủy sản chủ đạo của Việt Nam lại là các thị trường bị suy thoái nặng nề nhất: Mỹ, EU, Nhật Bản. Tại những thị trường này, số lượng doanh nghiệp phá sản tăng mạnh, ngân hàng, tổ chức tín dụng khốn đốn, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, dân chúng thắt chặt chi tiêu khiến nhu cầu nhập khẩu trên các thị trường này giảm mạnh, ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2009, tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng euro nói chung giảm 4,8% trong đó nền kinh tế lớn nhất- Đức giảm 6,2%, các nước phát triển khác trong khu vực cũng bị giảm mạnh như Anh (4,2%), Pháp (2,5%), Ý (3%) [16]. Bên cạnh đó,
những thị trường xuất khẩu tương đối lớn của Việt Nam như Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc, Asean, Úc,… cũng chịu ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế do vốn đầu tư nước ngoài và xuất khẩu giảm, khiến nền kinh tế các nước đó bắt đầu tăng trưởng chậm lại. Năm 2009, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc dừng lại ở mức 8,7%, giảm mạnh so với năm 2008 là 9,6%, tại khu vực Đông Nam Á, một số nền kinh tế còn tăng trưởng âm như Malaysia -3% và Thái Lan -3,5%.
Kinh tế các khu vực, nước bị suy thoái đã ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Trong năm 2009, thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam chỉ còn 122, bị thu hẹp 18 thị trường so với năm 2008, trong đó Việt Nam xuất sang 35 thị trường chính, chủ yếu EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ. Một số thị trường với kim ngạch lớn đã bị mất như Newzeland năm 2008 đạt hơn 7,5 triệu USD, CH Síp 5,1 triệu, Litva hơn 2 triệu USD, Nam Phi 1,8 triệu USD, Phần Lan 1,5 triệu USD, NaUy 1,3 triệu [12]. Không chỉ thủy sản Việt Nam đứng trước tình trạng thị trường xuất khẩu co hẹp, mà đây là tình trạng chung của ngành thủy sản các nước khác như Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, điều này khiến cuộc cạnh tranh tìm kiếm thị trường càng trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Trong khi năng lực sản xuất thủy sản Việt Nam cịn thấp, do cơng nghệ thấp kém, nguồn ngun liệu chưa đáp ứng đủ cho chế biến xuất khẩu, hạn chế về trình độ quản lý cũng như xúc tiến xuất khẩu, điều này khiến thủy sản Việt Nam sẽ rất khó khăn khi phải đối mặt với sức ép cạnh tranh rất lớn từ các thị trường xuất khẩu thủy sản lớn trên thế giới như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Thái Lan.