Chính sách bảo hộ và rào cản thương mại

Một phần của tài liệu vGiải pháp thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng thủy sản việt nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu (Trang 66 - 67)

2.3 Tác động của suy thối kinh tế tồn cầu đến hoạt động xuất khẩu thủy

2.3.3 Chính sách bảo hộ và rào cản thương mại

Suy giảm kinh tế đã khiến nhiều quốc gia đặt ra nhiều chính sách bảo hộ khác nhau nhằm bảo vệ nền sản xuất trong nước. Chính sách bảo hộ áp dụng trong nhiều lĩnh vực như dệt may, nơng sản,… trong đó thủy sản Việt Nam là một trong những ngành hàng bị áp đặt nhiều rào cản nhất, đặc biệt trong bối cảnh suy thoái kinh tế. Từ khi kinh tế thế giới bước vào khủng hoảng, thủy sản Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều khó khăn như thu hẹp thị trường hay khối lượng, giá xuất khẩu giảm, tuy nhiên khó khăn chồng chất khó khăn, khơng chỉ dừng lại đó mà hàng thủy sản Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều biện pháp bảo hộ, rào cản hết sức đa dạng đến từ khắp các thị trường, đặc biệt là những thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Mỹ, Nga. Mỗi nước, khu vực lại có những rào cản khác nhau với những tiêu chuẩn khác nhau đối với mặt hàng thủy sản.

Trong các thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam, Mỹ và EU là thị trường có nhiều rào cản nhất, những rào cản này về chống bán phá giá, tiêu chuẩn mơi trường, tiêu chuẩn vệ sinh an tồn thực phẩm,…. Kể từ sau khi Mỹ áp thuế chống bán phá giá cao nhất đối với sản phẩm cá tra, cá basa có nguồn gốc từ Việt Nam vào năm 2002, có thể nói năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 là khoảng thời gian hàng thủy sản Việt Nam phải đối mặt với nhiều rào cản nhất, cả kỹ thuật lẫn phi kỹ thuật, không chỉ cá tra, basa mà cịn đối với cả tơm và một số mặt hàng thủy sản khác. Dự án EU- Việt Nam MUTRAP III giữa Việt Nam và EU trong đó bao gồm các qui định TBT (Rào cản kỹ thuật trong thương mại) và SPS (Kiểm dịch vệ sinh động thực vật) đối với các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam trong đó có thủy sản đã bắt đầu được triển khai trong những năm gần đây đã gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong việc đảm bảo chất lượng thủy sản chế biến. Bên cạnh đó, hàng Việt Nam xuất vào thị trường EU phải đạt các tiêu chuẩn mà EU đặt ra về hóa chất và an tồn hóa chất, nguồn gốc đánh bắt hải sản, yếu tố bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên,,… những yêu cầu này tiêu tốn rất nhiều thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Thêm vào đó, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam thường xuyên đối mặt với những vụ kiện chống bán phá giá tại EU khiến hàng thủy sản Việt Nam phải chịu thuế chống bán phá giá, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng cạnh tranh của sản phẩm thủy sản

xuất khẩu Việt Nam tại trị trường này. Mới gần đây, việc cá tra, basa Việt Nam bị “bôi xấu” trên phương tiện truyền thông nhiều nước như Ai Cập, Tây Ban Nha, Mỹ, Pháp, Ý đã gây hoang mang cho người tiêu dùng ở những thị trường này, vì vậy cá tra, basa Việt Nam gần như bị tẩy chay ở những thị trường. Từ cuối năm 2008, Nga cũng đã ra lệnh cấm đối với các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam ( từ ngày 20/12/2008), tuy không thể so sánh với Mỹ, EU, Nhật Bản về mặt giá trị nhưng Nga là cũng là nước nhập khẩu thủy sản Việt Nam tương đối lớn với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Sang đến thị trường Mỹ, khó khăn nối tiếp khó khăn, nhất là trong giai đoạn khủng hoảng chính quyền Mỹ đã đưa ra rất nhiều biện pháp nhằm bảo vệ nền sản xuất trong nước: quy cá tra Việt Nam bán phá giá để áp đặt thuế chống bán phá giá, quy định về trọng lượng tịnh của thủy sản đông lạnh Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ (trọng lượng của sản phẩm phải được nêu chính xác trên bao bì và khơng bao gồm đá hoặc mạ băng trên thủy sản đông lạnh), đạo luật an toàn cho người tiêu dùng tại Mỹ và sắp tới là đạo luật nông trại của Mỹ (Farm Bill), việc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ quyết định cá da trơn Việt Nam có phải là Catfish hay khơng để bắt buộc cá tra, basa Việt Nam xuất vào Mỹ phải đạt tiêu chuẩn quy trình từ ni trồng đến chế biến như cá da trơn tại Mỹ. Thủy sản Việt Nam không chỉ đối mặt với những rào cản từ các nước châu Âu, châu Mỹ mà cịn lan ra cả cả châu Á, châu Úc. Ơxtraylia cũng đã đưa ra rào cản thương mại mới về khối lượng tịnh của thủy sản đóng gói nhập khẩu, có hiệu lực từ ngày 1/11/2009. Thị trường Nhật Bản trong thời gian qua cũng rất căng thẳng về vệ sinh an toàn thực phẩm, kháng sinh,… do đó thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào đây bị kiểm tra 100% khi nhập vào.

Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa được cơng nhận là quốc gia có nền kinh tế thị trường đã làm cho các nước nhập khẩu áp đặt nhiều chính sách bảo hộ đối với hàng Việt Nam hơn những đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường những nước đó. Trong bối cảnh suy thối, thủy sản Việt Nam hết sức khó khăn trong việc đối phó với những rào cản thương mại do chất lượng sản phẩm còn hạn chế, đồng thời cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn trên thị trường thế giới.

Một phần của tài liệu vGiải pháp thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng thủy sản việt nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)