Trong những năm qua, xuất khẩu thủy sản là một trong những ngành đóng góp quan trọng trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam luôn ở mức tăng trưởng cao, ổn định. Tuy nhiên, nếu như năm 2008 được đánh giá là một năm khá thành công đối với thủy sản xuất khẩu Việt Nam thì năm 2009 lại là năm “thăng trẩm” của nhóm mặt hàng này. Năm 2009, lần đầu tiên tăng trưởng xuât khẩu thủy sản âm sau 13 năm tăng trưởng dương liên tục; trong đó liên tiếp trong 10 tháng đầu, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng giảm hầu hết ở các thị trường, đặc biệt là những thị trường lớn.
2.2.1 Nguồn hàng xuất khẩu2.2.1.1 Nguồn nguyên liệu 2.2.1.1 Nguồn nguyên liệu
Nguồn nguyên liệu được cung cấp từ hai nguồn chính là khai thác và ni trồng thủy sản. Do nằm ở vị trí địa lý thuận lợi, lại được thiên nhiên ban tặng cho nguồn tài nguyên phong phú về thủy sản, môi trường phần lớn chưa bị ô nhiễm, nguồn cung cấp
cho chế biến và thủy sản nhìn chung có chất lượng tốt, ngày càng ổn định với giá cạnh tranh so với nguyên liệu của các nước trong khu vực
2.2.1.1.1 Khai thác hải sản
Khai thác hải sản giữ vai trò quan trọng trong phát triển ngành thủy sản. Khai thác hải sản bao gồm khai thác hải sản và khai thác thủy sản nội địa. Tổng sản lượng khai thác thủy sản gần như tăng liên tục trong 20 năm qua. Nếu như năm 1989 sản lượng đánh bắt mới chỉ đạt 705,5 nghìn tấn, thì đến năm 1999, sản lượng đã tăng lên 1274,5 nghìn tấn và đến năm 2009, con số này là 2136,4 nghìn tấn, gấp xấp xỉ ba lần so với năm 1989. Như vậy trong vòng 20 năm, sản lượng khai thác thủy sản Việt Nam đã có bước tiến ngoạn mục.
Bảng 2.1: Sản lượng thủy sản khai thác từ 2006 đến 2009
Đơn vị: nghìn tấn 2006 2007 2008 2009 Sản lượng Cơ cấu (%) Sản lượng Cơ cấu (%) Sản lượng Cơ cấu (%) Sản lượng Cơ cấu (%) Cá 1487,5 73,39 1504,7 72,53 1554,3 72,75 1550,4 72,76 Tôm 127,8 6,3 130,4 6,28 136,2 6,37 134,7 6,32 Thủy sản khác 411,3 20.31 439,4 21,19 445,9 20,88 445,7 20,92 Tổng cộng 2026,6 100 2074,5 100 2136,4 100 2130,8 100
(Nguồn: Trung tâm tin học thống kê- Bộ NN &PTNT) Từ bảng 2.1 ta thấy, trong tổng sản lượng khai thác được thì sản lượng cá chiếm phần đa số( trên 70%), tiếp theo là sản lượng tôm( trên 5%). Từ năm 2006 đến 2008, sản lượng khai thác thủy sản liên tục tăng, tuy nhiên con số này giảm trong năm 2009. Sở dĩ điều đó là do suy thối kinh tế tồn cầu đã tác động đến ngành thủy sản trong năm 2009, do đó sản lượng khai thác trong năm này giảm nhẹ. Mặc dù trong cơ cấu sản lượng khai thác, tỉ trọng các lồi biến đổi khơng nhiều qua các năm, tuy nhiên có thể thấy tỉ trọng cá có xu hướng giảm trong khi tỉ trọng tôm và thủy sản khác lại tăng. Điều này chứng tỏ bằng việc hướng dẫn và phối hợp giữa chế biến xuất khẩu và
khai thác hải sản cho ngư dân, họ đã biết khai thác những đối tượng xuất khẩu có giá trị , phù hợp với thị trường tiêu thụ.
2.2.1.1.2 Nuôi trồng thủy sản
Sản lượng khai thác không thể tăng với tốc độ phát triển của nhu cầu tiêu dùng do khai thác thủy sản bị hạn chế bởi mức độ cạn kiệt và yêu cầu bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Vì vậy để góp phẩn giải quyết nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng cao cho hoạt động xuất khẩu thủy sản, bên cạnh phát triển khai thác ngồi khơi phải kết hợp ni trồng thủy sản.
Mặc dù bị thiên tai tàn phá, dịch bệnh hồnh hành nhưng diện tích mặt nước ni trồng vẫn nâng cao, không ngừng tăng qua các năm .
Bảng 2.2: Diện tích mặt nước ni trồng thủy sản
Đơn vị: Nghìn ha
2005 2006 2007 2008 2009
Diện tích mặn, lợ 642,3 291,6 293,5 307,4 338,8
Diện tích nước ngọt 277,8 683 711,4 711,4 713,8
Tổng 920,1 976,5 1018,8 1018,8 1052,6
( Nguồn: Niêm giám thống kê 2009)
Nhìn chung trong những năm qua, nhờ diện tích ni trồng thủy sản tăng, sản lượng thủy sản tăng lên đáng kể. Dưới đây là bảng số liệu về sản lượng nuôi trồng thủy sản Việt Nam qua từ năm 2005 đến 2009.
Bảng 2.3: Sản lượng thủy sản nuôi trồng từ năm 2007 đến năm 2009
Đơn vị: Nghìn tấn
2007 2008 2009
Sản lượng Cơ cấu (%)
Sản lượng Cơ cấu (%)
Sản lượng Cơ cấu (%) Cá 1530,2 66,2 1863,3 67 1794,4 69,6 Tôm 384,5 16,6 388,3 14,6 375,6 14,6 Thủy sản khác 396,7 17,2 410,9 18,4 407,3 15,8 Tổng số 2311,4 100 2662,5 100 2577,3 100
Như vậy, so với khai thác thủy sản thì sản lượng nuôi trồng chiếm số lượng lớn hơn. Điều này chứng tỏ, ngày nay công tác nuôi trồng thủy sản đã được chú trọng phát triển. Từ bảng số liệu, trong cơ cấu sản lượng khai thác cá luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất so với tôm và thủy sản khác. Tuy nhiên, tôm và những thủy sản khác là những mặt hàng xuất khẩu có giá trị, do đó trong thời gian tới, cần đẩy mạnh hoạt động nuôi trồng tôm và thủy sản khác để nâng cao giá trị xuất khẩu của thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới.
2.2.1.1.3. Chế biến xuất khẩu thủy sản
Chế biến là khâu rất quan trọng trong chu trình sản xuất, ni trồng, chế biến và kinh doanh thủy sản. Hiện nước ta đã có một hệ thống các cơ sở chế biến rộng khắp đông lạnh với tổng công suất 1,457 tấn một ngày [14]. Các nhà máy này đều được nâng cấp, mở rộng sản xuất hoặc xây mới, được trang bị công nghệ hiện đại ở mức độ khu vực và trên thế giới, do đó thời gian gần đây đã chuyển sang sản xuất các sản phẩm có giá trị cao. Hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang tiến dần đến đưa việc nuôi trồng, chế biến thàng một chu trình khép kín.
2.2.2 Kim ngạch, khối lượng thủy sản xuất khẩu
Đối với nền kinh tế trong nước, xuất khẩu thủy sản đã và đang đóng vai trị địn bẩy chủ yếu tạo nên động lực phát triển mạnh mẽ. Ngành thủy sản của chúng ta đang chiếm vị trí xuất khẩu hàng đầu trong nền kinh tế, chỉ sau dầu thô và dệt may. Giá trị xuất khẩu thủy sản chiếm khoảng 10% trong tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Hiện nay, Việt Nam đã và đang trở thành một trong những nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất trên thế giới, theo thống kê của Tổ chức Nông nghiệp và lương thực thế giới FAO, năm 2009 ,Việt Nam là nước xuất khẩu thủy sản đứng thứ 5 thế giới. Nếu năm 1999, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam chỉ đạt 987,5 triệu USD, thì đến năm 2000, lần đầu tiên trong lịch sử xuất khẩu ngành thủy sản Việt Nam con số này đã vượt qua ngưỡng 1 tỷ USD, đạt 1,470 tỷ USD; thì đến năm 2009 là 4,251 tỷ USD. Như vậy trong vòng 10 năm, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đã tăng gần 5 lần, với mức tăng bình quân xấp xỉ 7%/năm. Tuy nhiên, dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, trong năm 2009, lần đầu tiên sau 13 năm, xuất khẩu thủy sản Việt Nam có mức tăng trưởng âm.
Bảng 2.4: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 2007-2009
Đơn vị: Nghìn tấn, triệu USD
2007 2008 2009
1035 3560 1459 4521 1216 4251 (Nguồn: Tạp chí thương mại thủy sản số 47- Bản tin ngày15/1/2010) Từ bảng số liệu ta thấy thủy sản xuất khẩu Việt Nam có sự gia tăng mạnh mẽ từ năm 2007 đến năm 2008, tuy nhiên sang năm 2009 khối lượng và giá trị xuất khẩu lại giảm. Tốc độ tăng trưởng của năm 2009 so với năm 2008 giảm 1,6% do chịu tác động của suy thối kinh tế tồn cầu và nguồn cung nguyên liệu trong nước cho các doanh nghiệp xuất khẩu bị thiếu hụt.
2.2.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu
Thị trường xuất khẩu là một trong những đầu mối quan trọng dẫn tới sự gia tăng của kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Chính vì vậy, trong những thời gian qua cơng tác đa dạng hóa thị trường đã được chú trọng triển khai và thu được những thành tựu đáng khích lệ. Nếu thời gian đầu, thủy sản xuất khẩu Việt Nam chỉ hướng đến một số thị trường trung gian chủ yếu như Singapore, Hồng Kơng thì đến năm 2005 con số này là 105 nước và khu vực; năm 2007 Việt Nam xuất sang 145 nước và vùng lãnh thổ, năm 2008 là 159 và đến năm 2009 các mặt hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt trên 120 quốc gia và khu vực trên khắp thế giới. EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ vẫn là những thị trường chính của thủy sản Việt Nam , chiếm tới hơn 70% thị phần.[] Nhìn chung trong những năm qua, về con số tuyệt đối, cả giá trị và khối lượng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang từng thị trường tăng hằng năm, song tỉ trọng thị phần của các thị trường có nhiều biến động. Nhờ các hoạt động phát triển thị trường và xúc tiến thương mại, thủy sản Việt Nam đã hình thành thế chủ động và cân đối về thị trường, không lệ thuộc vào những thị trường truyền thống như trước. Bên cạnh đó, sản phẩm thủy sản Việt Nam ngày càng giành được vị trí quan trọng trên các thị trường lớn có yêu cầu khắt khe về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm như thị trường Mỹ, EU; có khả năng điều chỉnh cơ cấu thị trường khi thị trường truyền thống có biến đổi bất lợi. Thời gian gần đây cơ cấu thị trường đã có sự thay đổi theo hướng tích cực:
Bảng 2.5: Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam từ năm 2005-2009
(Đơn vị: Giá trị: Triệu USD; Tỷ trọng: Phần trăm)
2005 2006 2007 2008 2009 Giá trị (Triệu USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (Triệu USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (Triệu USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (Triệu USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (Triệu USD) Tỷ trọng (%) EU 614,7 21,4 745,6 22,8 978,3 26,6 1149,4 25,5 1096,3 24,1 Nhật 635,4 22,1 723,1 22,2 743,5 20,2 830,6 18,4 757,9 17,8
Bản Mỹ 605,1 21,1 635,5 19,4 679,7 18,5 754,6 16,7 713,5 16,8 Hàn Quốc 156,3 5,4 201,3 6,2 240,4 6,5 297,5 6,6 307,8 7,2 Các nước khác 858,5 30,0 967,4 29,6 1037,6 28,2 1473,5 32,8 1375,8 34,1 Tổng cộng 2870,0 100 3272,9 100 3679,5 100 4505,6 100 4251,3 100
(Nguồn: Trung tâm tin học thống kê- Bộ NN &PTNT)
Từ bảng số liệu trên ta thấy qua các năm, trong số các thị trường nhập khẩu thủy sản chính của Việt Nam thì nổi lên vẫn là ba thị trường chính: EU, Nhật Bản, Mỹ. Từ năm 2005 đến năm 2008, kim ngạch và giá trị xuất khẩu thủy sản luôn tăng với mức tăng trưởng cao, ổn định, tuy nhiên con số này giảm trong năm 2009 ở hẩu hết các thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam.
EU- thị trường có tính đa dạng cao, với nhiều nhóm dân cư có yêu cầu khác nhau trong thói quen tiêu thụ các sản phẩm thủy sản. Thị trường này có thể tiêu thụ các loại hàng hóa cực kì đa dạng từ khắp nơi trên thế giới. EU cũng là một trong những thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới với khối lượng là 27,9 triệu tấn, tương ứng với giá trị 45,645 triệu EUR năm 2009 [15]. Mặc dù xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU thời gian đầu chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn, tuy nhiên những năm gần đây EU là luôn là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với tỉ trọng chiếm trên 20% qua các năm. Các mặt hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang EU có tỉ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng đó năm 2009 là: Cá tra, basa chiếm tới 40,1%; Mực, bạch tuộc 26,7%; tôm 16,8%; thủy sản khác 20,9% trong kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng đó của cả nước (số liệu 2009) [16]. EU là thị trường đầy tiềm năng của thủy sản Việt Nam, tuy nhiên đây cũng là thị trường tương đối “khó tính” với hàng rào bảo hộ rất khắt khe, thêm vào đó thủy sản Việt Nam có rất nhiều đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc và nhiều nước Asean. Vì vậy, việc cải thiện năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản xuất khẩu sẽ đóng vai trị quyết định trong việc chiếm lĩnh thị trường EU.
Nhật Bản- nền kinh tế phát triển nhất Châu Á. Người dân Nhật Bản có mức sống rất cao, và đặc biệt có thói quen sử dụng các loại thủy sản trong bữa ăn. Chính vì vậy trên thị trường ln địi hỏi nguồn cung mạnh mẽ và ổn định. Tuy nhiên các nước muốn xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản phải đáp ứng được những yêu cầu cao của
hiệp hội quản lí chất lượng Nhật Bản. Theo thống kê của Nhật Bản, hàng năm Nhật Bản chi khoảng 2 tỷ yên (khoảng 20 tỷ USD) cho nhập khẩu thủy sản, chiếm khoảng 30% giá trị nhập khẩu thực phẩm nước này. Nhật Bản chiếm khoảng 25% kim ngạch nhập khẩu thủy sản của thế giới, là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất thế giới. Nhật Bản là bạn hàng truyến thống và là một trong những nước nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong mấy thập kỉ qua. Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Nhật có tỉ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng đó trong năm 2009 là: Mực và bạch tuộc chiếm 33,1%; tôm 29,5%; hàng khô 8,2%; thủy sản khác 26,1% [16]. Tuy nhiên trong năm 2009, dưới tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Nhật Bản là một trong những nước gánh chịu hậu quả nặng nề, điều này đã tác động đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật với khối lượng là 15,3 % và giá trị là 8,5% so với năm 2008. Nhật Bản là thị trường có nhu cầu lớn, khả năng thanh toán cao, tuy nhiên lượng hải sản nhập vào thị trường Nhật gần như đã bão hòa, cho nên điều quan trọng hơn cả là chúng ta giữ mối liên hệ với khách hàng, giữ uy tín hàng hải sản trên thị trường để duy trì và đẩy mạnh lượng hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Mỹ- cường quốc kinh tế thế giới, đây cũng là nơi khởi nguồn cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất từ sau Đại chiến thế giới thứ hai. Mỹ là một trong những thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất thế giới; tổng kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng thủy sản dùng làm thực phẩm năm 2008 đạt 28,5 tỉ USD, tăng 320,5 triệu USD so với năm 2007, mức tiêu thụ thủy sản bình quân theo đầu người 16,0 pao năm 2008[]. Ngành thủy sản Việt Nam bắt đầu xuất khẩu vào thị trường Mỹ từ năm 1994 với giá trị ban đầu cịn thấp, chỉ có 6 triệu USD. Từ đó giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ liên tục tăng qua các năm, nhất là từ sau khi Hiệp định Thương mại Việt- Mỹ được ký kết vào ngày 13/7/2000, có hiệu lực từ tháng 12/2001. Trong những năm gần đây, Mỹ là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ ba của Việt Nam sau EU và Nhật Bản. Năm 2009, xuất khẩu tôm sang Mỹ chiếm 23,6% trong tổng khối lượng xuất khẩu tôm cả nước; tỉ trọng cá tra, basa là 10%; mực, bạch tuộc là 3,3%, thủy sản khác là 12,3%. Mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ năm 2009 vẫn tăng 14,6% về khối lượng nhưng giá trị lại giảm 4,2% so với năm 2008.
Trước đây, các sản phẩm thủy sản xuất khẩu đưa ra thị trường tiêu thụ chủ yếu ở dạng sơ chế, tỷ trọng sản phẩm có giá trị gia tăng cịn thấp. Nhờ có nhiều cố gắng trong việc đa dạng hóa sản phẩm thủy sản xuất khẩu mà hiện nay cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu đã có sự chuyển dịch tương đối đáng kể.
Bảng 2.7 Cơ cấu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam năm 2008 – 2009
Đơn vị: Khối lượng: Nghìn tấn; Giá trị: Triệu USD
2008 2009
Khối lượng Giá trị Khối lượng Giá trị
Tôm 192,3 1636,5 209,6 1675,1 Cá tra, ba sa 639,3 1436,9 607,7 1342,9 Cá ngừ 52,8 189,1 55,8 180,9 Cá khác 122,9 409,1 132,7 347,5 Mực và bạch tuộc 85,0 319,8 77,3 274,4