Ảnh hưởng đến giá hàng xuất khẩu

Một phần của tài liệu vGiải pháp thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng thủy sản việt nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu (Trang 63 - 66)

2.3 Tác động của suy thối kinh tế tồn cầu đến hoạt động xuất khẩu thủy

2.3.3 Ảnh hưởng đến giá hàng xuất khẩu

Suy thoái kinh tế tồn cầu khơng chỉ thu hẹp thị trường xuất khẩu thủy sản, làm khối lượng xuất khẩu nhiều mặt hàng giảm, mà còn đẩy giá cả các mặt hàng thủy sản xuất khẩu xuống mức thấp, vì vậy làm giảm trị giá xuất khẩu. Dân chúng thắt chặt chi tiêu, cầu về các mặt hàng thủy sản giảm, trong khi nguồn cung dư dã khiến cán cân cung- cầu nghiêng hẳn về phía cung, vì vậy giá cả các mặt hàng thủy sản giảm mạnh. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 4,5 tỉ USD, tăng 19,8% so với năm 2007, mặc dù những tháng cuối kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng thủy sản giảm. Sự tăng trưởng này một phần là nhờ giá xuất khẩu các mặt hàng thủy sản tăng cao vào đầu năm giúp trị giá xuất khẩu tăng: giá tơm xuất khẩu tăng bình qn 15,7% so với năm 2007, giá cá tra tăng 14,3%, giá mực, bạch tuộc 20,4%, đặc biệt thủy sản khô tăng 30,6%[18]. Tuy nhiên từ cuối năm 2008, do ảnh hưởng của suy thối kinh tế tồn cầu, giá cả các mặt hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam bắt đầu giảm trên nhiều thị trường, đặc biệt là những thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Mỹ.

Trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu những năm gần đây, tơm là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất nước ta, luôn chiếm trên 30% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Việt Nam là một trong những nước hàng đầu cung cấp tôm cho các thị trường lớn trên thế giới như Nhật Bản, Mỹ, EU. Tôm là một trong những mặt hàng có giá tương đối cao, vì vậy trong bối cảnh suy thối giá tơm giảm mạnh.

Bảng 2.10: Giá trung bình xuất khẩu tơm Việt Nam sang các thị trường chính, 6 tháng đầu năm 2009 Đơn vị: USD/Kg Thị trường GTB T4/2009 GTB T5/2009 GTB T6/2009 GTB 6 Tháng đầu năm 2009 GTB 6Tháng đầu năm 2008 Tăng/Giảm(+-) Nhật Bản 7,59 8,04 8,09 7,58 8,12 -0,54 Mỹ 8,32 8,39 8,46 8,32 9,96 -1,64 Ôxtrâylia 8,43 8,47 8,50 8,44 9,34 -0,9 Đức 7,49 7,52 7,50 7,47 7,65 -0,18

Nguồn: Tạp chí thương mại thủy sản số 47- 2009 ngày 18/12/2009

Từ bảng số liệu ta thấy giá trung bình xuất khẩu tôm Việt Nam sang các thị trường Nhật Bản, Mỹ, Ôxtrâylia, Đức trong nửa đầu năm 2009 đều thấp hơn giá trung bình trong năm 2008 từ mức 0,18 đến 1,64 USD/Kg, trong đó, Mỹ, Nhật là thị trường có giá giảm mạnh nhất. Tại những nước này, tôm là mặt hàng được ưa chuộng trong các nhà hàng, khách sạn, tuy nhiên do khủng hoảng kinh tế, người dân đã chọn những bữa ăn tại nhà hay chuyển sang các thực phẩm rẻ tiền hơn, vì vậy nhu cầu về tơm sụt giảm. Hơn nữa, trong năm 2009, thị trường tôm Mĩ cung vượt cầu, trong khi sản lượng nội địa tăng, vì vậy tơm bị rớt giá nhiều nhất. Những thị trường trên là những thị trường chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu thị trường xuất khẩu tơm Việt Nam, do đó giá sụt giảm mạnh đã ảnh hưởng lớn đến giá trị xuất khẩu mặt hàng này.

Tương tự tơm, dưới tác động của suy thối kinh tế toàn cầu, các mặt hàng thủy sản xuất khẩu khác giá cũng giảm như mực, bạch tuộc, cá tra, basa. Mực, bạch tuộc là những mặt hàng có giá tương đối cao so với những mặt hàng thủy sản khác. Do đó, trong bối cảnh khủng hoảng, người dân sẽ lựa chọn những sản phẩm có giá thấp hơn. Điều này làm cho giá xuất khẩu mực, bạch tuộc giảm. Theo thống kê của Bộ Cơng Thương thì giá bán mực, bạch tuộc sang thị trường Nhật Bản giảm 15%, thị trường Hàn Quốc, giá giảm 7% của quý I/2009 so với quý I/2008[]. Giá cá tra, basa Việt Nam xuất sang các thị trường lớn cũng đi xuống với mức độ khác nhau ở các thị trường, như thị trường Mỹ giá giảm 5% trong tháng 1/2009 (so với tháng 1/2008) hay tại thị

trường EU, giá trung bình cá tra, basa Việt Nam xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2009 giảm đến 18% so với cùng kì năm 2008.

Bảng 2.11: Giá TB xuất khẩu cá tra, basa Việt Nam sang các thị trường từ tháng 6/2008-6/2009 Đơn vị:USD/Kg EU Mỹ GTB 6/2008 2,15 3,24 GTB 7/2008 2,13 3,17 GTB 8/2008 2,05 3,09 GTB 9/2008 2,03 3,05 GTB 10/2008 1,97 2,99 GTB 11/2008 1,95 2,97 GTB 12/2008 1,94 2,96 GTB 1/2009 1,89 2,91 GTB 2/2009 1,85 2,88 GTB 3/2009 1,83 2,86 GTB 4/2009 1,84 2,88 GTB 5/2009 1,93 2,91 GTB 6/2009 1,95 2,94

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Tạp chí thương mại thủy sản các số 2-2009(ngày 15/1/2009); số 37-2009(ngày 12/8/2009)

Từ bảng biểu và hình vẽ cho thấy, thực tế từ cuối năm 2008, giá cả của mặt hàng cá tra, basa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU, Mỹ đã bắt đầu đi xuống. Trong đó, mức giá thấp nhất ở giai đoạn quý I/2009, đây là giai đoạn khủng hoảng kinh tế tác động lớn nhất đến toàn bộ nền kinh tế của các quốc gia. Ngồi ra, ta có thể nhận thấy giá cá tra ở Mỹ cao hơn hằn so với EU. Bắt đầu từ giữa năm 2009, giá cả có xu hướng phục hồi, tuy nhiên vẫn còn rất chậm do kinh tế thế giới vẫn chưa thốt khỏi tình trạng suy thối.

Giá hàng thủy sản xuất khẩu giảm khiến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn rất nhiều do đã khan hiếm đầu ra, giá bán lại khơng được lãi. Trong khi chi phí ngun liệu tương đối cao do nguồn nguyên liệu khan hiếm, thêm nhiều khoản chi phí khác như chi phí nhân cơng, chi phí sản xuất, chi phí

marketing. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong tình thế hết sức khó khăn trước diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới.

Một phần của tài liệu vGiải pháp thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng thủy sản việt nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)