sẽ giảM Tài Chính - ngÂn hàng Ths TrẦN TrọNG TrIếT
năm 2021 đã khép lại với nhiều khó khăn thử thách cho nền kinh tế. năm 2022 là năm có ý nghĩa rất quan cho nền kinh tế. năm 2022 là năm có ý nghĩa rất quan trọng, là năm tạo nền tảng cho thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025. Theo Phó Thống đốc nhnn Đào Minh Tú thông tin tại hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2022, nhnn sẽ điều hành linh hoạt các giải pháp lãi suất, tín dụng nhằm kiểm sốt quy mơ, tăng trưởng tín dụng hợp lý, hướng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; kiểm sốt chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.
lãi suất thấp kỷ lụC
nhìn lại năm 2021, trước tác động của đại dịch Covid-19, đã có một khoảng thời gian hầu hết các ngân hàng trong trạng thái “ngủ đông” không dám cho vay mới, chủ yếu cơ cấu, đánh giá lại các khoản nợ. Sau đó, nhnn đã ban hành các Thông tư cho phép ngân hàng tái cơ cấu các khoản nợ do tác động bởi dịch bệnh Covid-19; cùng với đó là yêu cầu các ngân hàng thương mại phải giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế. nhờ vậy, lãi suất ngân hàng đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng khoảng 15
năm trở lại đây.
Sau ba lần điều chỉnh giảm trong năm 2020 với tổng mức
giảm 1,5% - 2%/năm, nhnn giữ nguyên các mức lãi
Tạp chí • số 73 (Tháng 02/2002) • 43 suất điều hành ở mức thấp trong năm 2021: lãi suất
tái cấp vốn là 4%/năm, lãi suất tái chiết khấu là 2,5%/ năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng là 5,0%/năm. nhnn cũng chỉ đạo các tổ chức tín dụng chủ động cân đối khả năng tài chính, triệt để tiết giảm chi phí hoạt động, tập trung mọi nguồn lực để giảm lãi suất cho vay. hiện nay, lãi suất cho vay bằng VnD bình qn của tổ chức tín dụng giảm 0,77%/năm so với tháng 12/2020.
Tuy nhiên, lãi suất thấp lại dẫn tới nhiều lo ngại trên thị trường về việc lợi nhuận ngân hàng có thể bị ảnh hưởng do hệ số niM giảm. Để cân đối lợi nhuận và có nguồn dự phịng rủi ro, hầu hết các ngân hàng vừa giảm lãi suất cho vay hỗ trợ nền kinh tế, nhưng cũng duy trì lãi suất huy động ở mức thấp do tình trạng thanh khoản dồi dào, ngân hàng dôi dư nhiều vốn để cho vay. Lãi suất huy động ở hầu hết các ngân hàng giảm về mức thấp nhất nhiều năm, với kỳ hạn ngắn chỉ khoảng 4% - cao hơn lạm phát khoảng 1,85%, lãi suất trung, dài hạn khoảng 5% - 7%. Dư địa của chính sách tiền tệ cịn rất hẹp. hệ thống ngân hàng huy động vốn của nền kinh tế rồi cho vay lại nền kinh tế, cho nên việc điều chỉnh giảm lãi suất cũng chỉ giảm đến mức còn đủ thu hút được người gửi tiền. Trong điều hành lãi suất, nhnn sẽ cân đối trong mối tương quan với lạm phát, tương quan với lợi ích của người gửi tiền.
như vậy, có thể thấy rằng, về cơ bản, lãi suất huy động đã chạm đáy. Và kỳ vọng giảm lãi suất huy động, qua đó giảm lãi suất cho vay rất khó để tiếp tục xảy ra.