- giải bài toàn đứt gãy chuỗi cung ứng
Thách thức và cơ hộ
Lý giải nguyên do Việt Nam bỏ ngỏ thị trường Hồi giáo suốt 40 - 50 năm qua, ơng Hồng Bá Nghị, chuyên gia đánh giá chứng nhận các tiêu chuẩn quốc tế, Tổng Giám đốc Tổ chức chứng nhận NHO - QSCert, cho biết tỷ lệ người Hồi giáo ở Việt Nam rất thấp, chỉ khoảng 72.000 người, nên phân khúc thị trường này không được chú ý. Các doanh nghiệp trong nước lại có rất ít kinh nghiệm về thị trường cũng như sản xuất các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn riêng của người Hồi giáo.
Hiện tại, theo báo cáo của Bộ Cơng Thương, có gần 1.000 doanh nghiệp Việt Nam có một số sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn Halal (bộ tiêu chuẩn áp dụng thêm đối với hàng qua chế biến theo luật Đạo Hồi). Đây là những doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, lương thực, thực phẩm vào thị trường một số nước Hội giáo thời gian gần đây. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này đang gặp nhiều khó khăn do phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc... vốn đã có mặt từ rất lâu tại thị trường này.
Bà Ngọc Hằng, Văn phòng Chứng nhận Halal - tổ chức chuyên tư vấn, hỗ trợ thủ tục chứng nhận Halal cho doanh nghiệp Việt - cho rằng các điều kiện về nhãn hiệu, bao bì sản phẩm, tiêu chuẩn hàng hóa cũng như các rào cản về thuế quan, kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng ở thị trường các nước Hồi giáo không quá khắt khe như thị trường Mỹ, Nhật Bản hay châu Âu. Theo bà Hằng, các loại nông sản, thủy,
hải sản của Việt Nam có thể đạt chứng nhận Halal tương đối dễ vì nó khơng dính tới các ngun liệu có yếu tố từ động vật cấm kị. Ngoài ra, những sản phẩm thế mạnh của Việt Nam như các loại nông sản, ngũ cốc, điều, cà phê, chè, rau, củ, quả… là những mặt hàng được các nước Hồi giáo quan tâm. Tuy nhiên, sự khác biệt về văn hóa, ngơn ngữ, tập quán kinh doanh cũng như việc giao nhận ngoại thương, logistics, phương thức thanh toán khác biệt tại các quốc gia Hồi giáo hiện đang là trở ngại lớn với các doanh nghiệp Việt Nam.
Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường các nước Hồi giáo, Bộ Công thương đã tổ chức nhiều đợt hội thảo, tập huấn, hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng chiến lược tiếp cận phù hợp, sản xuất sản phẩm xuất khẩu có chất lượng, quy cách, mẫu mã phù hợp với quy định về tiêu chuẩn chất lượng và tập quán tiêu dùng của thị trường Trung Đơng. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cũng tích cực thúc đẩy hợp tác song phương, kết nối thị trường, tổ chức các hoạt động triển lãm, giới thiệu sản phẩm, xúc tiến đầu tư thông qua kênh Ủy ban hỗn hợp giữa Việt Nam và các nước trong khu vực Trung Đông hoặc thông qua cơ quan đại diện Bộ ngoại giao ở các nước sở tại.
Theo Tổng cục Hải quan, nửa đầu năm 2021 dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 song kim ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam với các đối tác chủ chốt tại Trung Đông vẫn tăng 32% so với cùng kỳ năm ngối, đạt 7,4 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu nơng sản, lương thực, thực phẩm vào thị trường này mỗi năm trên 1 tỷ USD. Với 1,8 tỷ người (chiếm ¼ dân số thế giới), các quốc gia Hồi giáo là một thị trường nhiều tiềm năng. Dư địa xuất khẩu đối với các mặt hàng nông sản thô và qua chế biến ở các nước như UAE (Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất), Thổ Nhĩ Kỳ, Kuwait, Israel, Bahrain, Ai Cập, Qatar, Saudi Arabia…) còn rất nhiều triển vọng.
Việt Nam đã từng bước tiếp cận thị trường Trung Đông với lượng xuất khẩu hàng hóa nơng sản ngày càng tăng, khơng chỉ là những sản phẩm thô mà cả các sản phẩm đã qua chế biến với giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, thời gian gần đây phí logistics tăng cao do tác động của đại dịch Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nơng sản gặp khó khăn, cần Chính phủ có biện pháp hỗ trợ. Hiện tại, phí vận chuyển là 15.000 USD/container (40 feet), tăng gấp 5 lần so với trước đại dịch, tương đương 10% giá trị hàng. Có thời điểm, cước vận chuyển tăng gấp 8 đến 10 lần.
Bà Ngọc Hằng đang giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp về chứng nhận Halal dành cho hàng nông sản đi Trung Đông.
nông Thôn Mới