Nghề xưa vang bóng

Một phần của tài liệu Tạp chí Nông Thôn Việt số 68 - Tháng 9.2021 (Trang 32 - 33)

- giải bài toàn đứt gãy chuỗi cung ứng

Nghề xưa vang bóng

Nằm bên dịng sông Nhuệ cạnh kinh thành Thăng Long, Cự Đà (nay thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội) đã từng là một làng buôn bán sầm uất. Dân làng có của ăn của để nên có ý cẩn mật phịng ngừa kẻ gian. Khơng chỉ cổng làng, mà mỗi xóm đều có cổng riêng rất đẹp, với cửa gỗ chắc chắn. Không chỉ buôn bán tại làng, người Cự Đà cịn đi bn tàu bán bè ở tứ xứ, nhiều người thành đạt, đem tiền về xây dựng nhà cao cửa rộng ở làng. Cho đến nay, dân làng rất tự hào với di sản hơn 50 ngơi nhà có giá trị kiến trúc. Hầu hết trong số này là kiểu nhà 5 gian 2 chái hoặc 3 gian 2 chái, dựng bằng gỗ, lợp ngói mũi hài, cửa bức bàn; rường, cột có hoa văn chạm khắc tinh xảo. So với các làng cổ khác, Cự Đà cịn đặc biệt ở chỗ có nhiều ngơi nhà hai tầng, mang phong cách biệt thự Pháp, pha trộn với nhà cổ Việt đặc trưng đồng bằng Bắc bộ.

Chủ nhân nhiều ngôi biệt thự hoặc nhà cổ có giá trị này đã “ly nơng”, lên phố làm ăn từ rất sớm, nhiều người trong số họ là những nhà buôn nổi tiếng đất kinh kỳ. Từ những năm 30 của thế

kỷ trước, một vài người trong làng Cự Đà đã học được nghề dệt kim, tổ chức quy mơ thành những xưởng lớn có máy dệt chạy bằng điện, sản xuất áo thun và áo len. Những xưởng dệt kim lớn, như Cự Doanh, Cự Chân, Cự Chung, Cự Hải... nổi tiếng một thời, sản phẩm làm ra thậm chí cịn xuất bán tận châu Phi. Trong số đó, một trong những người được coi là “tổ nghề” dệt kim đông xuân ở nước ta - cụ Cự Doanh - đã có một hệ thống cơ sở sản xuất, xưởng dệt may khá quy mô ở phố Hàng Quạt những năm đầu thế kỷ XX (tiền thân của cơ sở dệt kim Đông Xuân sau này). Không chỉ làm nghề dệt kim, người làng Cự Đà còn rủ nhau ra Hà Nội lập xưởng, làm chủ nhà máy trong nhiều ngành nghề; mở cửa hàng, tiệm buôn. Đặc biệt, họ vẫn giữ chữ “Cự” trong tên hiệu như một cách nhớ về cố quận.

Phù Lưu, tên nôm là làng Giàu (Giầu) ở Kinh Bắc cũng đã từng nổi tiếng phong lưu. Nghề buôn bán đã sớm hình thành ở làng. Cuối thế kỷ XV, chợ chùa Phù Lưu đã là một chợ nổi tiếng của cả tỉnh Bắc Ninh xưa, thu hút nhiều thương khách. Người Phù Lưu vào tận Nghệ An mua sợi ra bán tại Chợ Giàu. Người Đình Bảng sang bán lụa, người Cẩm Giàng bán rượu, người Đông Xuất bán cày bừa, người Trang Liệt bán đồ đồng vào các phiên chợ ngày 4 ngày 9 âm lịch trong tháng. Cả làng Phù Lưu trở thành một trung tâm thương mại của vùng Kinh Bắc. Dân làng Phù Lưu từng tự hào nói rằng ở đâu có chợ, ở đó có người Phù Lưu. Phụ nữ Phù Lưu xưa nổi tiếng làm kinh tế giỏi, có lẽ nhờ vậy mà Phù Lưu có nhiều người đàn ơng thành đạt trên nhiều lĩnh vực, từ văn hóa nghệ thuật đến quân sự, khoa học.

văn hóa

Cự Đà nổi tiếng với hai nghề cịn tồn tại đó là làm tương và chế biến bột dong riềng làm miến.

Nghề làm tương ở Cự Đà.

Đình làng Phù Lưu với cây bồ đề di sản.

Tạp chí số 68 (tháng 09/2021) 33

văn hóa

Thời kỳ bao cấp, hoạt động thương mại lắng xuống, sau đó, tuy khơng cịn tấp nập như xưa, nhưng thương nghiệp Phù Lưu vẫn khá phát triển với hàng ngàn hộ kinh doanh. Theo các cụ cao niên ở làng Phù Lưu, những người Phù Lưu buôn bán phát đạt ở TP.HCM, Hà Nội… và cả nước ngoài, cũng lên tới con số hàng ngàn.

Một phần của tài liệu Tạp chí Nông Thôn Việt số 68 - Tháng 9.2021 (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)