- giải bài toàn đứt gãy chuỗi cung ứng
Thổ Tang, rộn ràng buôn bán
Khác với làng Giàu hay Cự Đà có truyền thống bn bán lâu đời, làng Thổ Tang (cịn có các tên khác là Địa Tang, làng Giang hay Kẻ Giang - nay là thị trấn Thổ Tang thuộc huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) vốn là vùng đất thuần nông, chuyên trồng dâu, nuôi tằm. Dân số đông và diện tích đất nơng nghiệp khá eo hẹp, nên dù cần mẫn lao động, đời sống của người dân ở đây vẫn khó khăn. Cái khó đã khiến người dân Thổ Tang đổ đi tứ xứ để buôn bán kiếm sống. Từ đầu những năm 2000, nhiều hộ dân ở đây đã có xe con, xe tải để vận chuyển hàng hóa; có nhà sở hữu vài ba chiếc. Chẳng biết có phải vì vậy mà dân Vĩnh Phúc từ lâu đã quen nếp gọi là “phố Thổ Tang”, dù mãi đến năm 2007, xã Thổ Tang mới “lên” thị trấn.
Bắt đầu từ kinh doanh nông sản, nhiều doanh nghiệp ở Thổ Tang đến nay vẫn đang thu mua, xuất khẩu nơng sản với số lượng hàng ngàn tấn, góp phần giải quyết đầu ra cho bà con nông dân cả nước, mùa nào thức nấy. Giáp Tết, các tỉnh vùng cao lạnh giá, dịng hàng nơng sản thực phẩm từ dưới xuôi được chuyên chở lên, bù đắp cho sự khan hiếm nông sản thực phẩm. Ngược lại, đặc sản vùng cao được Thổ Tang thu mua lại chảy về xuôi, nhịp nhàng rất… logistics!
Khu vực chợ Thổ Tang nhiều năm nay cũng
đồng thời là “trung tâm phân phối nông sản… Tàu”. Các loại nông sản nhập từ Trung Quốc từ đây sẽ tỏa đi khắp các tỉnh miền núi phía Bắc và các chợ lớn nhỏ trong vùng. Vì thế, trong những ngày “bình thường cũ”, Thổ Tang khơng ngủ. Những chuyến xe tải nườm nượp xếp hàng, dỡ hàng; dân buôn lẻ từ khắp các nơi đổ về đây lấy hàng, đông vui nhộn nhịp thâu đêm suốt sáng.
Những năm gần đây, dịch vụ sản xuất và thương mại cũng rất phát triển, người dân Thổ Tang không bao giờ lo thiếu việc. Ở Thổ Tang vốn có câu “Ăn với chồng nửa bữa - Ngủ với chồng nửa đêm” để miêu tả sự bận rộn, tất bật của những người phụ nữ đảm đang tháo vát đất này. Nhưng nói cho cơng bằng, đàn ơng Thổ Tang cũng vậy, thảy đều xốc vác, tham công việc, tiếc thời gian. Hàng loạt các công ty sản xuất - thương mại ở Thổ Tang như Cơng ty Thương mại Hịa Bình, Doanh nghiệp bao bì Anh Mỹ, Doanh nghiệp Hải Cường... thời trước dịch Covid-19 đều có doanh thu từ vài chục đến hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.
Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng, đối với khơng ít người tiêu dùng, cái tên Thổ Tang - Kẻ Giang gắn với những mặt hàng tiêu dùng bình dân, giá thấp, chất lượng không cao. Nhiều cơ sở ở đây vẫn cho ra lò những mặt hàng giá rẻ đến phi lý, chỉ có thể tiêu thụ ở những thị trường “dễ tính” vùng cao. Nhiều nhãn mác sản phẩm na ná như các thương hiệu phổ biến trên thị trường một cách… hữu ý, tất nhiên được bán với giá rẻ hơn và chất lượng cũng thấp hơn. Nếu có sự nắn chỉnh đúng hướng, với sự khôn khéo và siêng năng vốn có, các hộ kinh doanh ở Thổ Tang chắc chắn sẽ tiếp tục làm giàu chính đáng cho gia đình mình và đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Tạp chí số 68 (tháng 09/2021) 33
Người làng Phù Lưu vừa mua bán vừa trò chuyện.