Chủ trương của Đảng

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 34 - 35)

II. Đảng lãnh đạo q trình đấu tranh giải phóng dân tộc, giành chính quyền (1930-1945)

b. Chủ trương của Đảng

Chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ, dân sinh: Chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ, dân sinh thể hiện trong các Hội nghị lần thứ hai (7-1936), lần thứ ba (3-1937), lần thứ tư (9-1937), lần thứ năm (3-1938)...của Ban chấp hành Trung ương Đảng

Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (26-7-1936), họp

tại Thượng Hải (Trung Quốc). Hội nghị xác định nhiệm vụ là chống Phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống phản động thuộc địa và tay sai, địi tự do, dân chủ, cơm áo hịa bình.

Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 3-1938)

nhấn mạnh: thành lập Mặt trận dân chủ thống nhất là nhiệm vụ trung tâm của Đảng trong giai đoạn hiện tại.

+ Về kẻ thù: bọn phản động thuộc địa và tay sai của chúng. + Nhiệm vụ trước mắt: đòi tự do dân chủ, cơm áo hoà bình. + Về lực lượng: Lập mặt trận nhân dân phản đế.

+ Về đoàn kết quốc tế: đoàn kết chặt chẽ với giai cấp công nhân, Đảng cộng sản Pháp và Mặt trận nhân dân Pháp.

+ Về hình thức tở chức và biện pháp đấu tranh: kết hợp công khai nửa công khai, hợp pháp nửa hợp pháp, chú ý củng cố và tăng cường tổ chức và hoạt động bí mật.

Văn kiện "Chung quanh vấn đề chiến sách mới" công bố vào tháng 10- 1936: Thể hiện nhận thức mới của Đảng về mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và dân chủ. Trong đó văn kiện nêu rõ: Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc nhất định phải kết hợp chặt với cuộc cách mạng điền địa và tuỳ tình hình mà xác định vấn đề nào trước, vấn đề nào sau.

Theo sáng kiến của Đảng, Hội truyền bá Quốc ngữ ra đời. Từ cuối năm 1937 phong trào truyền bá quốc ngữ phát triển mạnh.

Hội nghị Trung ương Đảng (30-3-1938) quyết định thành lập Mặt trận

BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - PTIT Page 33

Bản "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Động Dương đối với thời cuộc"

thông qua vào tháng 3-1939, Đảng kêu gọi các tầng lớp nhân dân thống nhất hành động hơn nữa.

Tác phẩm "Tự chỉ trích" của đồng chí Nguyễn Văn Cừ xuất bản vào tháng 7-1939, nêu những vấn đề cơ bản trong công tác xây dựng Đảng.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)