Phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 35 - 36)

II. Đảng lãnh đạo q trình đấu tranh giải phóng dân tộc, giành chính quyền (1930-1945)

c. Phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình

Đấu tranh địi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cuộc vận động dân chủ diễn ra trên quy mô rộng lớn, lôi cuốn đơng đảo q̀n chúng tham gia với những hình thức đấu tranh phong phú như: Quần chúng đã biến cuộc đón rước phái viên Chính phủ Pháp “Goda” thành cuộc biểu tình, thị uy lực lượng; Phong trào biểu tình, mít tinh của quần chúng phát triển mạnh từ 1937-1939, tiêu biểu là cuộc tổng bãi công của Cơng ti than Hịn Gai (11/1936); cuộc mít tinh khổng lồ tại quảng trường Nhà Đấu Xảo Hà Nội (1/5/1938) thu hút hơn 2,5 vạn người tham gia.

Đấu tranh nghị trường

Đây là hình thức đấu tranh mới, Đảng chủ trương vận động để đưa người của Đảng và Mặt trận Dân chủ Đông Dương ra ứng cử tham gia vào cuộc bầu cử thành lập các cơ quan như: Viện Dân biểu Bắc Kì, Viện Dân biểu Trung Kì,… với mục đích là mở rộng lực lượng của Mặt trận Dân chủ và vạch trần chính sách phản động của bọn thực dân và tay sai, bênh vực quyền lợi của nhân dân lao động.

Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí

Mục đích đấu tranh đươc tự do ngôn luận và để vận động tuyên truyền nhân dân tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh của dân tộc, Đảng xuất bản nhiều tờ báo công khai: Tiền Phong, Dân Chúng, Lao động, Tin tức…với nhiều tác phẩm văn học hiện thực phê phán, thơ ca cách mạng, nhiều sách chính trị - lí luận được xuất bản. Theo sáng kiến của Đảng, Hội truyền bá quốc ngữ ra đời. Từ cuối năm 1937 phong trào truyền bá quốc ngữ phát triển mạnh. Báo chí cách mạng trở thành mũi nhọn xung kích.

Kết quả: Phong trào đấu tranh dân chủ thu được những kết quả to lớn, đông đảo các tầng lớp nhân dân được giác ngộ về con người, con đường cách mạng của Đảng.

Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (9-1939), thực dân Pháp đàn áp cách mạng. Đảng rút vào hoạt động bí mật. Cuộc vận động dân chủ kết thúc.

BỘ MƠN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - PTIT

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)