Phong trào chống Pháp Nhật, đẩy mạnh chuẩn bị lực lượng cho cuộc khởi nghĩa vũ trang

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 38 - 39)

II. Đảng lãnh đạo q trình đấu tranh giải phóng dân tộc, giành chính quyền (1930-1945)

b. Phong trào chống Pháp Nhật, đẩy mạnh chuẩn bị lực lượng cho cuộc khởi nghĩa vũ trang

khởi nghĩa vũ trang

Sau khi phát xít Nhật vào Việt Nam khai thác, bóc lột, khiến cho tình hình cách mạng nước ta ngày càng khó khăn hơn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các cuộc khởi nghĩa chống lại phát xít Nhật và thực dân Pháp liên tiếp nổ ra như cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kỳ và binh biến Đô Lương. Các cuộc đấu tranh này báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc đã chuẩn bị.

Ngày 25-10-1941, Mặt trận Việt Minh được thành lập đáp ứng nguyện vọng cứu nước của đồng bào ta nên phong trào Việt Minh phát triển mạnh, mặc dù bị kẻ thù khủng bố rất dã man.

Năm 1943, Đảng công bố bản “Đề cương về văn hóa Việt Nam”, xác định văn hóa cũng là một trận địa cách mạng, chủ trương xây dựng một nền văn hóa mới theo ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học và đại chúng.

a. Dân tộc hóa (chống mọi ảnh hưởng nơ dịch và thuộc địa, khiến cho văn hóa Việt Nam phát triển độc lập).

b. Đại chúng hóa (chống mọi chủ trương hành động làm cho văn hóa phản lại đơng đảo q̀n chúng hoặc xa đơng đảo q̀n chúng).

c. Khoa học hóa (chống lại tất cả những cái gì làm cho văn hóa trái khoa học, phản tiến bộ).

BỘ MƠN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - PTIT Page 37

“Đề cương văn hoá Việt Nam” là văn kiện chính thức đầu tiên của Đảng về cơng tác văn hố, văn nghệ, phân tích đúng đắn tình hình đời sống văn hố dưới ách Pháp - Nhật, vạch ra đường lối văn hoá cách mạng và những nhiệm vụ trước mắt, tiến tới xây dựng nền văn hoá dân tộc, nhân dân. Cuối năm 1944, Hội Văn hóa Cứu quốc ra đời.

Ngày 22-12-1944, “Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân” do Võ Nguyên Giáp làm chỉ huy, ra đời ở Cao Bằng. Đây được xem là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam sau này. Đội đẩy mạnh vũ trang tuyên truyền, kết hợp đấu tranh chính trị và quân sự, xây dựng cơ sở cách mạng.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)