Những đổi mới về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 121 - 123)

Thể hiện qua các Hội nghị sau:

Công tác lý luận, tư tưởng

Hội nghị TW lần thứ 5 (3/2002)

Xác định nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận của Đảng

trong tình hình mới

Chỉ thị số 23- CT/TW của BBT

(3-2003)

Về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong

BỘ MƠN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - PTIT

Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 12/3/2003, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp

hành Trung ương Đảng (khoá IX) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”32. Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm phát triển bền vững đất nước. Đại đoàn kết toàn dân tộc lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất của Tở quốc, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng, xoá bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần, giai cấp, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai.

Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 12/03/2003 của Ban Chấp hành Trung

ương về công tác dân tộc. Nghị quyết về công tác dân tộc33 khẳng định, trải qua các thời kỳ cách mạng, công tác dân tộc đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp cách mạng chung của đất nước. Cần nhận thức rõ vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển, cùng nhau phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

32 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016, tập 62, trang 26.

BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - PTIT Page 121

Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp

hành Trung ương Đảng (khố IX) về cơng tác tôn giáo34. Trung ương khẳng định, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định công tác tôn giáo là vấn đề chiến lược có ý nghĩa rất quan trọng. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đảng, Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tơn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với cơng dân vì lý do tín ngưỡng, tơn giáo. Đồng thời, nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.

Nghị quyết số 36 của Bộ Chính trị khóa IX (3-2004) đã ban hành chủ trương

coi người Việt Nam ở nước ngồi là bộ phận khơng tách rời, là nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước. Nhà nước có trách nhiệm thoả thuận với các nước hữu quan về khuôn khổ pháp lý để đồng bào ổn định cuộc sống và bảo vệ quyền lợi chính đáng của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngồi theo luật pháp, cơng ước và thông lệ quốc tế.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 121 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)