I. Đảng lãnh đạo xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 1954)
a. Tình hình Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám năm
Thuận lợi:
Quốc tế: Sau chiến tranh thế giới thứ II, Liên Xơ trở thành thành trì của CNXH. Nhiều nước được sự ủng hộ và giúp đỡ của Liên Xô đã lựa chọn theo con đường CNXH. Phong trào giải phóng dân tộc dâng cao ở các nước thuộc địa châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh.
Trong nước: Việt Nam trở thành quốc gia có chủ quyền; nhân dân ta được quyền tự do. Đảng cộng sản Đông Dương trở thành Đảng cầm quyền, lãnh đạo
Đảng lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng (1945- 1946) 2. Đường lối kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm
lược và quá trình tở chức thực hiện từ năm 1946 -1950 3. Đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ đến thắng lợi từ năm 1951 - 1954 Ý nghĩa lịch sử và kinh nghiệm
BỘ MƠN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - PTIT Page 47
cách mạng cả nước. Hệ thống chính quyền cách mạng thống nhất từ Trung ương đến cơ sở.
Khó khăn:
Thế giới: Phe đế quốc chủ nghĩa nuôi dưỡng âm mưu mới nhằm “chia lại hệ thống thuộc địa trên thế giới”, ra sức tấn công, đàn áp phong trào cách mạng.
Trong nước: Về chính trị: hệ thống chính quyền cịn rất non trẻ, thiếu thốn, yếu kém về nhiều mặt; Về kinh tế: hậu quả của chế độ cũ để lại hết sức nặng nề, sự tàn phá của nạn lũ lụt, nạn đói năm 1945 rất nghiêm trọng. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp quản một nền kinh tế xơ xác, tiêu điều, công nghiệp đình đốn, nơng nghiệp bị kìm hãm, 50% ruộng đất bị bỏ hoang. Nền tài chính, ngân khố kiệt quệ, kho bạc trống rỗng; Về văn hóa - xã hội: các hủ tục lạc hậu, thói hư, tật xấu, tệ nạn xã hội chưa được khắc phục, 95% dân số thất học, mù chữ; Về ngoại giao: Chưa có nước nào trên thế giới công nhận địa vị pháp lý Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; Về quân sự: Lực lượng mỏng, chưa có nhiều kinh nghiệm…
Trong tháng 9-1945, theo sự thỏa thuận của phe Đồng Minh, hai vạn quân đội Anh - Ấn đở bộ vào Sài Gịn làm nhiệm vụ giải giáp quân đôi Nhật. Quân đội Anh đã trực tiếp bảo trợ, sử dụng quân đội Nhật giúp sức quân Pháp ngang nhiên nở súng đánh chiếm Sài Gịn vào rạng sáng ngày 23-9-1945, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ 2 của thực dân Pháp ở Việt Nam.
Cùng thời điểm đó, ở vĩ tuyến 16, theo thỏa thuận hiệp ước Potsdam (Đức), từ cuối tháng 8-1945 hơn 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch tràn qua biên giới kéo vào Việt Nam dưới sự bảo trợ và ủng hộ của Mỹ với danh nghĩa quân Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật, kéo theo là lực lượng tay sai Việt Quốc, Việt Cách với âm mưu thâm độc “diệt Cộng, cầm Hồ”, chống phá Việt Minh. Khoảng 6 vạn quân đội Nhật hoàng bại trận đang chờ giải giáp.
Chưa bao giờ cùng một lúc trên đất nước ta có nhiều kẻ thù và đội quân nước ngoài đông như vậy, tổng số khoảng gần 30 vạn quân. Nền độc lập của Tổ quốc bị đe dọa nghiêm trọng; vận mệnh chính quyền cách mạng như “ngàn cân treo sợi tóc”.