Các bước đột phá tiếp tục đổi mới kinh tế và thực hiện kế hoạch 5 năm (1982-1986)

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 95 - 98)

I. Đảng lãnh đạo cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc (1975 1986)

b. Các bước đột phá tiếp tục đổi mới kinh tế và thực hiện kế hoạch 5 năm (1982-1986)

(1982-1986)

Quá trình hình thành đường lối đởi mới đến năm 1986 được mơ hình hóa qua sơ đồ sau:

Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tiến hành 11 hội nghị, trong đó có 8 hội nghị chuyên bàn về phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, tiếp nối Hội nghị Trung ương 6 (8-1979) là bước đột phá

đầu tiên thì Hội nghị Trung ương 8 khóa V (6 - 1985) được coi là bước đột phá thứ hai và Hội nghị Bộ Chính trị khóa V (8-1986) là bước đột phá thứ ba về trong q trình hình thành đường lối đởi mới kinh tế.

Bên cạnh đó, Đảng tiến hành nhiều Hội nghị bàn cụ thể về các vấn đề kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội, điển hình:

Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (12-1982), xác định

mục tiêu kinh tế - xã hội 3 năm (1983-1985). Nghị quyết của Hội nghị sau này đã được cụ thể hoá, thể chế hoá thành Nghị quyết của Quốc hội trong kỳ hợp thứ 3 Quốc hội khoá VII (6-1982) và trong kỳ hợp thứ 4 Quốc hội khoá VII (12-1982).

Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương khoá V (6-1983) bàn về

những vấn đề cấp bách về tư tởng và tổ chức bảo đảm thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội.

Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khoá V (12-1983), đánh

giá tình hình kinh tế - xã hội nước ta đang có nhiều chuyển biến đi lên, song vẫn cịn nhiều khó khăn và mất cân đối lớn, Hội nghị xác định trong hai năm 1983 -1985 phấn đấu bảo đảm ởn định tình hình kinh tế - xã hội.

Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khoá V (7-1984), chủ trương tập trung giải quyết một số vấn đề cấp bách về phân phối lưu thông với hai loại công việc cần làm ngay: Một là, phải đẩy mạnh thu mua nắm nguồn

HN TU 6 khóa IV (8-1979) được coi là bước

đột phá đầu tiên

HN TU 8 khóa V (6 - 1985) được coi làbước

đột phá thứ hai

HN BCT khóa V (8-1986)

được coi làbước đột phá thứ ba

BỘ MƠN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - PTIT

hàng, quản lý chặt chẽ thị trường tự do; Hai là, thực hiện điều chỉnh giá cả, tiền lương, tài chính cho phù hợp với thực tế.

Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khoá V (12-1984) xác định

kế hoạch năm 1985 phải tiếp tục coi mặt trận sản xuất nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, trước hết là sản xuất lương thực, thực phẩm, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dung và hang xuất khẩu, ổn định và tưng bước cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên, hạn chế của Hội nghị trung ương 7 khóa V là chưa chỉ rõ những chính sách thiết thực để tập trung cho nơng nghiệp.

Hội nghị Trung ương 8 khóa V (6 - 1985) - bước đột phá thứ hai trong đổi

mới kinh tế của Đảng. Hội nghị chủ trương xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu hành chính bao cấp, lấy giá lương tiền là khâu đột phá để chuyển sang cơ chế hạch toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa.

Xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp: thực hiện đúng chế độ tập trung dân chủ, hoạch toán kinh tế và kinh doanh XHCN.

Điều chỉnh giá - lương - tiền: Tiến hành cuộc điều chỉnh lớn và toàn diện

về giá - lương - tiền với việc ban hành một số giá mới và lương mới, xóa bỏ hoàn toàn giá cung cấp và chế độ tem phiếu, chỉ giữ lại sổ gạo cho một số những người hưởng lương. Tuy nhiên, do vội vàng đổi tiền, tổng điều chỉnh giá lương trong khi chưa chuẩn bị sẵn sàng nên hậu quả là lạm phát “phi mã” trong 3 năm 1986-1988.

Hội nghị Bộ Chính trị khóa V (8-1986) đưa ra “Kết luận đối với một số

vấn đề thuộc về quan điểm kinh tế” là bước đột phá thứ ba về đổi mới kinh tế. Nội dung như sau:

Về cơ cấu sản xuất: chúng ta đã chủ quan, nóng vội đề ra một số chủ

trương quá lớn về quy mô, quá cao về nhịp độ xây dựng cơ bản và phát triển sản xuất. Cần điều chỉnh về cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư theo hướng lấy nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, ra sức phát triển cơng nghiệp nhẹ, phát triển cơng nghiệp nặng phải có lựa chọn về quy mô và nhịp độ cho phù hợp. Thực hiện ba chương trình về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu và hàng xuất khẩu.

Về cải tạo xã hội chủ nghĩa: cần nhận thức đúng đắn đặc trưng của thời

kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần, phải sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế. Cải tạo xã hội chủ nghĩa không chỉ là sự thay đởi về chế độ sở hữu mà cịn thay đổi về chế độ quản lý. Vì vậy khơng thể thực hiện trong thời gian ngắn.

BỘ MƠN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - PTIT Page 95

Về cơ chế quản lý kinh tế: phát huy vai trò chủ đạo các quy luật kinh tế xã

hội chủ nghĩa, sử dụng đúng quy luật quan hệ hàng hóa - tiền tệ. Phân biệt chức năng quản lý của Nhà nước với chức năng quản lý sản xuất, đảm bảo các quyền tập trung thống nhất của Trung ương, quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của cơ sở.

c. Kết quả:

Thành tưu: Trong 5 năm 1981-1985: tổng sản phẩm xã hội tăng bình quân

hàng năm là 7,3%; thu nhập quốc dân tăng bình qn hàng năm là 6,4%; nơng nghiệp tăng bình qn hàng năm là 4,9%; Cơng nghiệp tăng bình quân hàng năm là 9,5%; Hàng xuất khẩu tăng bình quân hàng năm là 15,6%; Lương thực đạt 17 triệu tấn/năm; Điện tăng thêm 456.000kw; Than tăng thêm 2,5 triệu tấn. Văn hóa, giáo dục, y tế có nhiều chuyển biến tích cực. Đời sống nhân dân được cải thiện. Có nhiều giúp đỡ các nước bạn Lào, Campuchia.

Hạn chế:

Đất nước đối mặt với tình trạng khủng hoảng trầm trọng về kinh tế xã hội như sản xuất chậm, nhiều chỉ tiêu quan trọng của kế hoạch 5 năm không đạt được, tài nguyên bị lãng phí. Phân phối lưu thơng rối ren, tình trạng thất nghiệp cao. Hàng tiêu dùng khan hiếm, điều kiện giáo dục, y tế kém không đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Đời sống nhân dân khó khăn.

TỔNG KẾT 10 NĂM SAU CHIẾN TRANH (1975-1986)

Thành tựu: Đất nước được thống nhất, chúng ta đã thực hiện thắng lợi chủ

trương thống nhất về mặt Nhà nước; đạt được những thành tựu trong xây dựng chủ nghĩa xã hội; giành thắng lợi to lớn trong sự nghiệp bảo vệ Tở quốc.

Hạn chế: Vẫn cịn tồn tại một số khuyết điểm: đất nước lâm vào khủng

hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng và kéo dài; đất nước bị bao vây, cô lập, đời sống nhân dân hết sức khó khăn, niềm tin của nhân dân suy giảm.

Nguyên nhân:

Khách quan: hậu quả nặng nề của 30 năm chiến tranh vẫn chưa được khắc phục; xây dựng đất nước trên nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu.

Chủ quan: do những sai lầm của Đảng trong đánh giá tình hình, xác định mục tiêu, bước đi, sai lầm trong bố trí cơ cấu kinh tế; sai lầm trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, trong lĩnh vực phân phối, lưu thơng; duy trì q lâu cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp; buông lỏng chuyên chính vô sản trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội và trong đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn của địch.

BỘ MƠN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - PTIT

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)