Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc giai đoạn 1975-

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 84 - 92)

I. Đảng lãnh đạo cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc (1975 1986)

1. Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc giai đoạn 1975-

a. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước Hoàn cảnh: Hoàn cảnh:

Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975) kết thúc thắng lợi, hoà bình được lập lại. Tuy nhiên, mỗi miền đang tồn tại một hình thức tở chức nhà nước khác nhau, có nhiều thuận lợi và cũng khơng ít khó khăn:

Thuận lợi: Qua hơn 20 năm (1954 - 1975) tiến hành cách mạng xã hội chủ

nghĩa, miền Bắc đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện, đã xây dựng được những cơ sở vật chất - kĩ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội. Miền Nam đã hoàn

Bước đầu cả nước quá độ lện CNXH (1975-1986) ĐH ĐBTQ lần thứ IV (12/1976) ĐH ĐBTQ lần thứ V (03/1982)

BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - PTIT Page 83

toàn giải phóng, đất nước thống nhất, chế độ thực dân mới của Mỹ cùng bộ máy chính quyền Sài Gịn sụp đở, cả nước bước vào kỉ nguyên độc lập, thống nhất và cả nước đi lên CNXH, nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.

Khó khăn: Sau kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhân dân phải đối mặt

với vơ vàn khó khăn, đặc biệt là hậu quả của chiến tranh24. Ở miền Bắc, trải

qua các cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đã làm cho miền Bắc bị tàn phá nặng nề, gây hậu quả lâu dài. Ở miền Nam, tàn dư của xã hội cũ còn tồn tại, làng mạc bị tàn phá, ruộng đất bị bỏ hoang... thất nghiệp lên tới hàng triệu người.

Nhiệm vụ đặt ra: trước hết là hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà

nước và khắc phục hậu quả của chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở hai miền Nam, Bắc.

Chủ trương của Đảng: Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương

Đảng khóa III (8-1975) chủ trương: Hoàn thành thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Cần xúc tiến việc thống nhất nước nhà một cách tích cực và khẩn trương. Thống nhất càng sớm càng nhanh chóng phát huy sức mạnh mới của đất nước, kịp thời ngăn ngừa và phá tan âm mưu chia rẽ của các thế lực thù địch.

Quá trình thống nhất về mặt Nhà nước:

Từ ngày 15 đến ngày 21-11-1975, Hội nghị hiệp thương chính trị giữa hai đoàn đại biểu hai miền Nam, Bắc họp tài Sài Gòn, nhất trí về chủ trương, biện pháp thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

Ngày 25-4-1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung (Quốc hội Khoá VI) được tiến hành trong cả nước với hơn 23 triệu cử tri đi bỏ phiếu, bầu ra 492 đại biểu.

Từ ngày 24-6 đến ngày 3-7-1976, Quốc hội Khố VI, Kì họp thứ nhất đã thơng qua chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước Việt Nam thống nhất. Đặt tên nước là “Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Quốc huy mang dòng chữ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc kì là cờ đỏ sao vàng năm cánh, Quốc ca là bài Tiến quân ca; Thủ đô Hà Nội. Đởi tên Thành phố Sài Gịn - Gia

24 Qua hàng chục năm chiến tranh, đế quốc Mỹ ném xuống nước ta 7.850.000 tấn bom đạn, trong đó có 451.260 tấn chất độc hoá học, 338 tấn bom napan làm gần 2 triệu người bị chết, hơn 2 triệu người bị tàn tật, 2 triệu tấn chất độc hoá học, 338 tấn bom napan làm gần 2 triệu người bị chết, hơn 2 triệu người bị tàn tật, 2 triệu người, trong đó có khoảng 5 vạn trẻ em dị dạng do bị nhiễm chất độc màu da cam. Miền Nam dưới chế độ thực dân kiểu mới của Mỹ với hậu quả về chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hoá, xã hội rất nặng nề. Ở miền Bắc hầu hết các thành phố, thị xã đều bị bom Mỹ tàn phá.

BỘ MƠN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - PTIT

Định là Thành phố Hồ Chí Minh. Bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của đất nước, bầu Ban dự thảo Hiến pháp.

Theo chủ trương của Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội đều được thống nhất cả nước với tên gọi mới: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh, Tổng Công đoàn Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam,…

Ngày 31-7-1977, Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình Việt Nam đã thống nhất thành Mặt trận Tở quốc Việt Nam. Ngày 18-12-1980, Hiến pháp mới được Quốc hội Khố VI thơng qua. Đây là bản Hiến pháp thứ ba của nước Việt Nam mới, bản Hiến pháp đầu tiên của thời kì cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Ý nghĩa:

+ Thể hiện ý chí, nguyện vọng của cả dân tộc Việt Nam là xây dựng một nước Việt Nam thống nhất, độc lập và xã hội chủ nghĩa.

+ Tạo cơ sở để hoàn thành thống nhất đất nước trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hoá, xã hội.

+ Tạo điều kiện phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước để xây dựng kinh tế, phát triển văn hố, tăng cường khả năng quốc phịng - an ninh và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới đưa cả nước lên CNXH.

+ Thể hiện tư duy chính trị nhạy bén của Đảng trong thực hiện bước chuyển giai đoạn cách mạng ở nước ta.

b. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (1976) của Đảng và quá trình xây dựng CNXH, bảo vệ Tổ Quốc (1976-1981) dựng CNXH, bảo vệ Tổ Quốc (1976-1981)

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (tháng 12-1976)

BỘ MƠN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - PTIT Page 85

Bối cảnh:

Đại hội lần thứ IV của Đảng họp từ ngày 14 đến ngày 20-12-1976, tại Hà Nội. Dự Đại hội có 1.008 đại biểu, thay mặt cho hơn 1,5 triệu đảng viên trên cả nước, có 29 đoàn đại biểu của các Đảng và tổ chức Quốc tế tham dự.

Đại hội đã thông qua Báo cáo chính trị, Báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu kế hoạch 5 năm (1976-1980), Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng; quyết định đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng cộng sản Việt Nam. Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng.

Nội dung:

Đại hội tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. Đại hội khẳng định: Thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là một trong những trang chói lọi nhất của lịch sử dân tộc và là một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính chất thời đại sâu sắc.

Đại hội xác định ba đặc điểm lớn của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới trên cơ sở phân tích tình hình thế giới, trong nước:

Một là, nước ta đang ở trong quá trình từ một xã hội mà nền kinh tế cịn

phở biến là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.

Hai là, Tở quốc ta đã hoà bình, độc lập, thống nhất, cả nước tiến lên chủ

nghĩa xã hội với nhiều thuận lợi rất lớn, song cũng cịn nhiều khó khăn do hậu quả của chiến tranh và tàn dư của chủ nghĩa thực dân mới gây ra.

Ba là, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta tiến hành trong hoàn cảnh

quốc tế thuận lợi, song cuộc đấu tranh "ai thắng ai" giữa thế lực cách mạng và thế lực phản cách mạng trên thế giới còn gay go, quyết liệt.

Đại hội xác định đường lối chung của cách mạng XHCN trong giai đoạn mới:

Điều kiện xây dựng CNXH: Nắm vững chun chính vơ sản, phát huy

quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động

Phương hướng: tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng:

Cách mạng về quan hệ sản xuất, Cách mạng khoa học - kỹ thuật, Cách mạng tư tưởng và văn hóa,

Trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt; đẩy mạnh cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

BỘ MƠN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - PTIT

Mục tiêu (đặc trưng cơ bản) chủ nghĩa xã hội:

(1) Xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa: là xây dựng một xã hội trong đó người làm chủ là nhân dân lao động có tở chức, mà nịng cốt là liên minh cơng nơng, do giai cấp công nhân lãnh đạo. Nội dung làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa bao gồm nhiều mặt: làm chủ về chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội; làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên, làm chủ bản thân, làm chủ trong phạm vi cả nước, trong mỗi địa phương, mỗi cơ sở.

(2) Xây dựng nền sản xuất lớn: nhằm mục đích thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và văn hóa ngày càng tăng của tồn xã hội, bằng cách khơng ngừng phát triển và hồn thiện sản xuất, trên cơ sở chế độ làm chủ tập thể và một nền khoa học kỹ thuật hiện đại.

(3) Xây dựng nền văn hóa mới: là nền văn hố có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc.

(4) Xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa có những đặc trưng nởi bật là: làm chủ tập thể, lao động, yêu nước xã hội chủ nghĩa và có tinh thần quốc tế vơ sản.

Đại hội xác định đường lối xây dựng, phát triển kinh tế, nổi bật là:

Đẩy mạnh cơng nghiệp hố xã hội chủ nghĩa nước nhà: Xây dựng cơ sở

vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.

Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý:

Kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu công - nông nghiệp. Vừa xây dựng kinh tế trung ương vừa phát triển kinh tế địa phương, kết hợp kinh tế trung ương với kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất.

Kết hợp phát triển lực lượng sản xuất với xác lập và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới; Kết hợp kinh tế với quốc phòng; Tăng cường quan hệ hợp tác, tương trợ với các nước xã hội chủ nghĩa anh em trên cơ sở chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa, đồng thời phát triển quan hệ kinh tế với các nước khác trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền và các bên cùng có lợi.

Mục tiêu: làm cho nước Việt Nam trở thành một nước xã hội chủ nghĩa có

kinh tế cơng - nơng nghiệp hiện đại, văn hố và khoa học, kỹ thuật tiên tiến, quốc phịng vững mạnh, có đời sống văn minh và hạnh phúc

BỘ MƠN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - PTIT Page 87

Đại hội xác định kế hoạch 5 năm (1976-1980): Phương hướng thực hiện trong 5 năm nay là nhằm hai mục tiêu cơ bản và cấp bách:

- Đảm bảo nhu cầu đời sống nhân dân, tích lũy để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội

- Đẩy mạnh cách mạng tư tưởng và văn hóa, xây dựng và phát triển nền văn hóa mới.

Ý nghĩa: Đại hội IV của Đảng là Đại hội toàn thắng của sự nghiệp giải

phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, khẳng định và xác định đường lối đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội đã cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân ra sức lao động sáng tạo để xây dựng đất nước.

Hạn chế: Đại hội IV của Đảng còn bộc lộ một số những hạn chế: chưa

phát hiện ra những khuyết điểm của mơ hình chủ nghĩa xã hội bộc lộ sau chiến tranh. Việc ưu tiên công nghiệp nặng với quy mô lớn, việc đề ra các chỉ tiêu kinh tế nông nghiệp và công nghiệp vượt quá khả năng thực tế,…là những chủ trương nóng vội, thực tế đã khơng thực hiện được.

Quá trình xây dựng CNXH, bảo vệ Tổ Quốc (1976-1981)

Về kinh tế: tập trung vào phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, phân

phối lưu thông

Nông nghiệp:

Hội nghị Trung ương 6 (8-1979) là bước đột phá đầu tiên đổi mới kinh tế của Đảng với chủ trương khắc phục những khuyết điểm, sai lầm trong quản lý kinh tế, trong cải tạo XHCN, phá bỏ những hàng rào để cho “sản xuất bung ra”. Chỉ thị số 100-CT/TW (1-1981) về khốn sản phẩm đến nhóm và người lao động trong các hợp tác xã nơng nghiệp. Theo đó mỗi xã viên nhận mức khốn theo diện tích và tự mình chăm sóc và thu hoạch. Thu hoạch vượt mức khoán sẽ được hưởng và tự do mua bán.

Công nghiệp:

Quyết định số 25- CP (1-1981) của Chính phủ về quyền chủ động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp.

Quyết định số 26-CP (1-1981) của Chính phủ về mở rộng trả lương khoán, lương sản phẩm và vận dụng hình thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất kinh doanh của Nhà nước.

Về chính trị: tháng 9-1980, Ban Chấp hành Trung ương Đảng thảo luận

Dự thảo Hiến pháp mới của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quyết định biện pháp bảo đảm việc thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp.

BỘ MƠN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - PTIT

Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc: sau 30 năm chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc,

thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, Việt Nam đối mặt với những thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta. Các cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và chiến tranh biên giới phía Bắc đã gây ra tình trạng bất ởn chính trị ở nước ta.

Cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam:

Thảm họa diệt chủng ở Campuchia xuất hiện sau năm 1975, là hiện tượng chưa từng có trong khu vực Đơng Nam Á thời hiện đại. Không chỉ mất nhân tính khi thực hiện diệt chủng chính đồng loại mình, tập đoàn Pol Pot-Ieng Sary cịn xâm phạm chủ quyền, lãnh thở Việt Nam, gây ra nhiều tội ác theo lối diệt chủng đối với nhân dân Việt Nam. Chúng khiêu khích và nhiều lần gây xung đột quân sự trên các vùng biên giới Việt Nam, tiến tới việc phát động cuộc chiến tranh đẫm máu sang toàn tuyến biên giới Tây Nam của Việt Nam.

Đêm 30-4-1977 quân Pol Pot đồng loạt tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới tỉnh An Giang (14 xã); từ tháng 8-1977, chúng tấn công khu vực biên giới các tỉnh Long An, Đồng Tháp; tháng 9-1977 chúng tấn công tuyến biên giới tỉnh Tây Ninh (3 huyện)… Chúng địi đất ở tất cả những nơi có cây thốt nốt và vu cáo Việt Nam muốn xoá đất nước Campuchia để lập liên bang; chúng kích động “hận thù dân tộc”, bôi nhọ sự thật lịch sử và truyền thống láng giềng tốt đẹp Việt Nam - Campuchia; chúng gây ra nhiều cuộc thảm sát dã man theo lối diệt chủng trên nhiều địa phương hai bên biên giới (thảm sát Ba Chúc ở An Giang từ ngày 18-4 đến 30-4-1978 giết hại 3.157 người). Chúng nhận viện trợ quân sự của nước lớn để xây dựng lực lượng quân đội có bộ binh, pháo binh, thiết giáp mạnh hòng đánh bại Việt Nam…

Quân dân Việt Nam thực hiện cuộc chiến tranh bảo vệ vững chắc biên giới Tổ quốc, giúp đỡ và từng bước phối hợp với lực lượng bạn trong “Lực lượng vũ trang cách mạng đoàn kết cứu nước Campuchia” (thành lập ngày 12-5-1978) và Mặt trận Đoàn kết Dân tộc cứu nước Campuchia (ra đời ngày 2-12-1978). Từ ngày 22-12-1978 đến ngày 7-1-1979, Quân đội nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tởng cơng kích giải phóng Campuchia: tấn cơng chớp nhống và đánh bất ngờ vào thế trận tấn công - phòng thủ của địch, đẩy lui toàn bộ các cánh quân Pol Pot xâm lấn về bên kia biên giới, giải phóng toàn bộ các địa phương biên giới Tây Nam bị xâm chiếm; đồng thời quân đội nhân dân Việt Nam cùng lực lượng cách mạng Campuchia tiến cơng vào các sào huyệt địch, giải phóng thủ đơ Phnom Penh, giải phóng hàng triệu dân Campuchia; đập tan bộ máy thống trị của chế độ “Campuchia Dân chủ” từ Trung ương đến cơ sở.

BỘ MƠN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - PTIT Page 89

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 84 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)