I. Đảng lãnh đạo xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 1954)
a. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2-1951) và Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam
Lao động Việt Nam
Hồn cảnh lịch sử
Liên Xơ lớn mạnh về mọi mặt, các nước XHCN ở Châu Âu bước vào công cuộc xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời làm thay đởi so sánh lực lượng có lợi cho hịa bình và phong trào cách mạng.
Mỹ trở thành đế quốc siêu cường trên quốc tế, tăng cường giúp Pháp can thiệp trực tiếp vào Đông Dương
Cuộc kháng chiến của nhân dân ta đã giành những thắng lợi quan trọng, cách mạng ở Lào và Campuchia cũng có những bước chuyển tích cực
Từ ngày 11 đến ngày 19-2-1951, Đảng triệu tập Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ II tại thơn Chinh, xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tun Quang. Tham dự đại hội có 158 đại biểu chính thức, 53 đại biểu dự khuyết. Đồng chí Trường Chinh được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng.
Đại hội thông qua nhiều văn kiện quan trọng, trong đó có báo cáo Bàn về
cách mạng Việt Nam, đó là đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến
lên CNXH. Nội dung của bản Báo cáo được phản ánh trong“Chính cương của
Đảng Lao động Việt Nam”
Nội dung cơ bản của Đại hội:
Do nhu cầu kháng chiến giai cấp công nhân và nhân dân mỗi nước Việt Nam, Lào, Campuchia cần có một Đảng riêng, Đảng ta ra hoạt động công khai lấy tên Đảng là “Đảng Lao động Việt Nam”.
Đại hội II (2/1951) Hoàn cảnh Nội dung Đưa Đảng Lao động VN ra hoạt động công khai Thông qua các văn kiện Báo cáo chính trị Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam Điều lệ Bầu BCH TW Đảng Ý nghĩa
BỘ MƠN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - PTIT
“Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam” được Đại hội thông qua gồm các nội dung sau:
- Tính chất xã hội Việt Nam: tính chất dân chủ nhân dân, một phần thuộc địa
và nửa phong kiến. Cuộc kháng chiến để giải quyết mâu thuẫn giữa chế độ dân chủ nhân dân với các thế lực phản động chính là chủ nghĩa đế quốc xâm lược.
- Đối tượng chính là chủ nghĩa đế quốc xâm lược, cụ thể lúc này là đế quốc Pháp và bọn can thiệp Mỹ. Đối tượng phụ là phong kiến, cụ thể lúc này là phong kiến phản động.
- Nhiệm vụ cách mạng Việt Nam: đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành
độc lập và thống nhất thật sự cho dân tộc, xóa bỏ những tàn tích phong kiến và nửa phong kiến làm cho người cày có ruộng.
- Động lực của cách mạng Việt Nam lúc này là: công nhân, nông dân, tiểu tư
sản thành thị, tiểu tư sản trí thức và tư sản dân tộc; ngoài ra là những thân sĩ (địa chủ) yêu nước và tiến bộ. Những giai cấp, tầng lớp và phần tử đó họp thành nhân dân. Nền tảng của nhân dân là cơng, nơng và lao động trí thức. Người lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân.
- Triển vọng phát triển của cách mạng Việt Nam nhất định sẽ tiến lên
CNXH đây là quá trình lâu dài.
Điều lệ mới của Đảng được Đại hội thơng qua có 13 chương và 71 điều.
Ý nghĩa của Đại hội: Đại hội đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình
lãnh đạo và trưởng thành của Đảng, là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”. Tuy nhiên, Đại hội còn hạn chế về nhận thức là mắc vào tư tưởng “tả” khuynh, giáo điều, rập khuôn máy móc.