Cao trào kháng Nhật cứu nước

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 39 - 41)

II. Đảng lãnh đạo q trình đấu tranh giải phóng dân tộc, giành chính quyền (1930-1945)

c. Cao trào kháng Nhật cứu nước

Hoàn cảnh: Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai

đoạn kết thúc. Lực lượng Đồng Minh đã tiến gần tiêu diệt Phát xít. Phe Phát xít đang lâm vào tình trạng khủng hoảng. Ở Đơng Dương ngày 9-3-1945, Nhật nổ súng đảo chính Pháp cướp chính quyền nhằm độc chiếm Đông Dương. Sau khi đảo chính thành công, Nhật thi hành một loạt chính sách nhằm củng cố quyền thống trị.

Chủ trương: Ngày 12-3-1945, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng

họp mở rộng tại làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) để phân tích tình hình và đề ra chủ trương chiến lược mới. Ban thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Chỉ thị chỉ rõ bản chất của cuộc đảo chính là tranh giành lợi ích giữa Nhật - Pháp:

- Chỉ thị xác định kẻ thù chính, cụ thể, trước mắt của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật, do đó phải thay đởi khẩu hiệu “đánh đ̉i Nhật - Pháp” bằng khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật” chống lại chính quyền Nhật và chính phủ bù nhìn của bọn Việt gian thân Nhật.

- Chỉ thị nhận định tình hình: cuộc đảo chính đã tạo ra ở Đông Dương “một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc”, tuy nhiên , “những điều kiện khởi nghĩa chưa thực sự chín muồi” vì quân Pháp tan rã, song quân Nhật chưa đến mức hoang mang cực độ, các tầng lớp trung gian chưa ngả hẳn về phía cách mạng, đội quân tiên phong chưa sẵn sàng.

- Chỉ thị đã vạch rõ những điều kiện về cuộc khởi nghĩa Đông Dương “Phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ để làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa. Cao trào ấy có thể bao gồm từ hình thức bất hợp tác, bãi công, bãi thị phá phách cho đến những hình thức cao hơn như biểu tình thị uy võ trang, du kích…” , đồng thời “sẵn sàng chuyển qua hình thức tởng khởi

BỘ MƠN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - PTIT

nghĩa một khi đã đủ điều kiện”. Với tư tưởng chỉ đạo của Đảng trong Chỉ thị là “phải hành động ngay, hành động cương quyết nhanh chóng, sáng tạo, chủ động táo bạo”.

Trong cách mạng, tương quan lực lượng giữa ta và địch ở mỗi nơi khơng giống nhau, cách mạng có thể chín muồi ở các địa phương không đều nhau nên Thường vụ Trung ương Đảng đã xác định: Nơi nào thấy so sánh lực lượng có lợi cho cách mạng thì tiến hành khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền từng bộ phận, rồi tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc và khơng được ỷ lại vào bên ngoài khi tình thế biến chuyển thuận lợi, mà phải dựa vào sức mình là chính.

Ý nghĩa của bản Chỉ thị: Chỉ thị đã xác định đúng kẻ thù, dự báo chính xác thời cơ cách mạng, linh hoạt, sáng tạo và chuẩn bị mọi điều kiện làm tiền đề cho Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền về tay nhân dân khi thời cơ đến. Điều đó thể hiện tầm nhìn chiến lược, tư duy khoa học và nghệ thuật chỉ đạo cuộc cách mạng tài tình của Đảng ta trong cơng cuộc giải phóng dân tộc. Chỉ thị là kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và của Mặt trận Việt Minh, ở các địa phương và cả nước trong cao trào kháng Nhật cứu nước, có tác dụng quyết định trực tiếp đối với thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Tám năm 1945.

Phát động cao trào kháng Nhật cứu nước:

Từ tháng 3-1945 trở đi, cao trào Kháng Nhật cứu nước diễn ra sơi nởi, mạnh mẽ, giải phóng được nhiều xã, châu, huyện ở các địa phương như Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Giang, Quảng Ngãi…

Ngày 16-4-1945, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị về việc tổ chức Uỷ ban giải phóng Việt Nam.

Tháng 5 và tháng 6-1945, khởi nghĩa từng phần nổ ra mạnh mẽ ở cả 3 miền.

Ngày 4-6-1945 khu giải phóng chính thức được lập ở Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang và một số vùng lân cận như Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Yên… với khẩu hiệu “phá kho thóc, giải quyết nạn đói” đã ủng hộ người dân đứng dậy khởi nghĩa giành chính quyền. Uỷ ban lâm thời khu giải phóng được thành lập và thi hành các chính sách của Việt Minh. Khu giải phóng Việt Bắc trở thành căn cứ địa chính của cách mạng cả nước.

BỘ MƠN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - PTIT Page 39

Lực lượng tham gia cao trào kháng Nhật cứu nước khơng chỉ có sự tham gia đông đảo quần chúng công nhân, nông dân, tiểu thương, học sinh,... cịn có tư sản dân tộc và một số địa chủ tham gia cách mạng.

Ý nghĩa của cao trào: trào kháng Nhật cứu nước là một cuộc khởi nghĩa

từng phần và chiến tranh du kích cục bộ, giành chính quyền ở những nơi có điều kiện. Đó là một cuộc chiến đấu vĩ đại, làm cho trận địa cách mạng được mở rộng, lực lượng cách mạng được tăng cường, làm cho toàn Đảng, toàn dân sẵn sàng, chủ động, tiến lên chớp thời cơ tổng khởi nghĩa.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)