II. Đảng lãnh đạo q trình đấu tranh giải phóng dân tộc, giành chính quyền (1930-1945)
a. Bối cảnh lịch sử và chủ trương chiến lược mới của Đảng
Bối cảnh lịch sử
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nở 1-9-1939, hai ngày sau, Pháp lao vào vịng chiến. Mặt trận nhân dân Pháp tan vỡ.
Tình hình Việt Nam: Pháp thực hiện chính sách thời chiến. Về chính trị: thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ của nhân dân, đặt Đảng Cộng sản Đông Dương ra ngoài vòng pháp luật. Về kinh tế: thực hiện chính sách kinh tế chỉ huy. Về quân sự: thực hiện chính sách tổng động viên.
Ngày 22- 9-1940, Nhật vào Đông Dương, thực dân Pháp đầu hàng và câu kết với Nhật để thống trị và bóc lột nhân dân Đông Dương, làm cho nhân dân Đông Dương phải chịu cảnh “một cở hai trịng”.
Nội dung chủ trương chiến lược:
Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hànhTrung ương Đảng (11- 1939) đã phân
tích tình hình và chỉ rõ con đường cách mạng lúc này là con đường đánh đở đế
Phong trào giải phóng dân tộc (1939-1945) Điều kiện lịch sử Chủ trương Diễn biến Kết quả
BỘ MƠN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - PTIT Page 35
quốc Pháp. Hội nghị nhấn mạnh nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đưa lên hàng đầu. Hội nghị cũng chủ trương thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương, thu hút tất cả các dân tộc, các giai cấp, đảng phái và cá nhân yêu nước ở Đông Dương nhằm đánh đổ đế quốc Pháp và tay sai. Hội nghị 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đáp ứng nhu cầu khách quan của lịch sử, đưa nhân dân bước vào thời kỳ trực tiếp vận động giải phóng dân tộc.
Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hànhTrung ương (11-1940) Sau hơn một
tháng Nhật vào Đông Dương, Đảng cho rằng: “Cách mạng phản đế và cách mạng thổ địa phải đồng thời tiến hành, không thể cái làm trước, cái làm sau” 13. Vì vậy, Trung ương Đảng vẫn cịn trăn trở, chưa thật dứt khoát với chủ trương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hànhTrung ương (5-1941). Ngày 28-1-1941,
lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước, Người chủ trì Hội nghị Trung ương 8, Hội nghị bầu đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư. Hội nghị lần thứ 8 nêu rõ những nội dung quan trọng:
Thứ nhất, nhấn mạnh mâu thuẫn chủ yếu đòi hỏi phải được giải quyết cấp bách là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp - Nhật.
Thứ hai, khẳng định dứt khoát nhiệm vụ duy nhất là nhiệm vụ giải phóng dân tộc, ngoài ra khơng cịn nhiệm vụ nào khác “Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, nếu khơng địi được độc lập tự do cho tồn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng khơng địi lại được. Đó là nhiệm vụ của Đảng ta trong vấn đề dân tộc”14
Thứ ba, Hội nghị quyết định thành lập ở mỗi nước Đông Dương một mặt trận riêng, thực hiện đoàn kết từng dân tộc, ở Việt Nam, Đảng chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh, đồng thời phát huy sức mạnh đoàn kết ba dân tộc nhằm chống kẻ thù chung.
Thứ tư, tập hợp rộng rãi mọi lực lượng dân tộc. Các tổ chức quần chúng trong Mặt trận Việt Minh đều mang tên “cứu quốc”.
Thứ năm, chủ trương sau khi cách mạng thành công sẽ thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa theo tinh thần dân chủ.
13 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tập 7, trang 68.
BỘ MƠN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - PTIT
Thứ sáu, Hội nghị xác định chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và nhân dân. Hội nghị còn xác định những điều kiện chủ quan, khách quan và dự đoán thời cơ tổng khởi nghĩa.
Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã hoàn chỉnh chủ trương chiến lược được đề ra từ Hội nghị tháng 11-1939, khắc phục triệt để những hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10-1930, khẳng định lại đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc. Đó là ngọn cờ dẫn đường cho toàn dân Việt Nam đẩy mạnh công cuộc chuẩn bị lực lượng, tiến lên trong sự nghiệp đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập tự do.
Ý nghĩa của sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược.
Về lý luận: sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược góp phần hoàn chỉnh đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và khắc phục được những hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10-1930.
Về thực tiễn: sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể và thúc đẩy phong trào đấu tranh cách mạng cao.