II. Đảng lãnh đạo cơng cuộc đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế (từ năm 1986 đến nay)
b. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) của Đảng, tiếp tục đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước (2001-2006)
CNH-HĐH đất nước (2001-2006)
❖ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4-2001) của Đảng
Bối cảnh diễn ra Đại hội:
Đại hội họp mở đầu của thế kỷ XXI, cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục có bước phát triển nhảy vọt, thúc đẩy sự phát triển kinh tế tri thức, toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ. Khu vực Đơng Nam Á, châu Á - Thái Bình Dương trở thành khu vực phát triển kinh tế năng động nhưng tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định. Sau 15 năm đổi mới, Việt Nam đạt được nhiều thành tựu quan
BỘ MƠN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - PTIT
trọng, tạo thế và lực mới nhưng nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thách thức.
Đại hội IX của Đảng họp từ ngày 19 đến ngày 22-4-2001 tại Hà Nội với 1.168 đại biểu thay mặt cho 2.479.719 đảng viên trong cả nước.
Đại hội đã thơng qua các văn kiện chính trị quan trọng trong đó nởi bật là “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010”; xác định rõ những nội dung cơ bản của Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đồng chí Nơng Đức Mạnh được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng.
Nội dung:
Đại hội khái quát những dấu ấn quan trọng trong thế kỷ XX trên thế giới và trong nước. Đại hội khẳng định lại những bài học có giá trị quan trọng trong cơng cuộc đởi mới đất nước. Đường lối Đại hội IX bao quát tất cả các lĩnh vực, trong đó nởi bật là:
- Đại hội làm rõ con đường phát triển lên CNXH ở nước ta là:
Trong q trình đởi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đại hội IX làm rõ khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại”31. Đây được coi là bước trưởng thành trong mặt nhận thức của Đảng về xác định nền tảng tư tưởng của Đảng khi làm rõ nội hàm tư tưởng Hồ Chí Minh.
Con đường phát triển quá độ lên CNXH của nước ta là bỏ qua chế độ TBCN, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng TBCN, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ TBCN đặc biệt về khoa học và công nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại. Xây dựng CNXH bỏ qua TBCN là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp cho nên phải trải qua một thời kì quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tở chức kinh tế, xã hội có tính chất q độ. Trong thời kì q độ có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, nhiều thành phần kinh tế.