II. Đảng lãnh đạo q trình đấu tranh giải phóng dân tộc, giành chính quyền (1930-1945)
a. Cao trào cách mạng giai đoạn 1930-1931 và Luận cương chính trị (10 1930)
quyền (1930-1945)
1. Phong trào cách mạng giai đoạn 1930-1935
a. Cao trào cách mạng giai đoạn 1930-1931 và Luận cương chính trị (10-1930) 1930)
❖ Cao trào cách mạng giai đoạn 1930-1931
Cuộc khủng hoảng kinh tế giai đoạn 1929 - 1933 ảnh hưởng đến các nước thuộc địa và phụ thuộc, làm cho mọi hoạt động sản xuất đình đốn. Thực dân Pháp tăng cường bóc lột nhân dân thuộc địa làm cho mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với Pháp ngày càng gia tăng.
Từ tháng 1 đến tháng 4-1930, trên khắp cả nước các cuộc đấu tranh, bãi công của công nhân nổ ra liên tiếp như nhà máy xi măng Hải Phòng, hãng dầu Nhà Bè (Sài Gòn), các đồn điền Phú Riềng, Dầu Tiếng, nhà máy dệt Nam Định, nhà máy diêm Bến Thủy,…
Từ tháng 5-1930, phong trào phát triển thành cao trào. Từ tháng 6 đến tháng 8-1930 đã nổ ra 121 cuộc đấu tranh, nổi bật nhất là cuộc tổng bãi công của công nhân khu công nghiệp Bến Thủy-Vinh (8-1930), đánh dấu “một thời kỳ mới, thời kỳ đấu tranh kịch liệt đã đến”10. Đặc biệt, ở vùng nông thôn, hai
tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, nở ra nhiều cuộc biểu tình lớn của nơng dân. Trước sức mạnh của quần chúng, bộ máy chính quyền của đế quốc và tay sai ở nhiều nơi tan rã. Các tổ chức Đảng đã nắm quyền quản lý mọi mặt đời sống của nhân dân, nhiệm vụ một chính quyền cách mạng dưới hình thức các ủy ban tự quản theo mơ hình Xơ Viết.
Khi chính quyền Xô viết ra đời và cũng là lúc phong trào cách mạng lên tới đỉnh cao nhất. Từ cuối năm 1930, thực dân Pháp tập trung lực lượng đàn áp khốc liệt với những thủ đoạn chính trị dã man. Hàng nghìn chiến sĩ cộng sản, hàng vạn người yêu nước bị bắt, bị giết hoặc bị tù đày. Đến tháng 4-1931, toàn bộ Ban Chấp hành Trung ương Đảng bị bắt. Các tổ chức quần chúng hầu như bị tan rã hết.
Mặc dù thất bại nhưng phong trào đấu tranh những năm 1930-1931, đã khẳng định năng lực lãnh đạo cách mạng của Đảng cộng sản - đội tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Cao trào cũng để lại nhiều kinh nghiệm quý báu cho cách mạng, nhất là kinh nghiệm “về kết hợp hai nhiệm vụ