Tổ chức thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá CBQL theo chuẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường tiểu học huyện yên lập, tỉnh phú thọ theo chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học (Trang 92 - 94)

3.2. Một số biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở các trƣờng tiểu

3.2.6. Tổ chức thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá CBQL theo chuẩn

3.2.6.1. Ý nghĩa của biện pháp

Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL về phẩm chất, năng lực trong các nhà trường có vai trị rất quan trọng đối với các cấp QLGD. Đó là cơ sở để đưa ra các giải pháp điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, góp phần quan trọng thúc đẩy sự nghiệp GD&ĐT. Việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại CBQL các trường tiểu học dựa trên 4 tiêu chuẩn với 18 tiêu chí của Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học, đảm bảo tồn diện, khách quan, đúng quy trình, cụ thể, khoa học, cơng bằng và dân chủ.

Đánh giá, xếp loại CBQL ở các trường tiểu học nhằm để từng CBQL thấy rõ ưu điểm, tồn tại của mình và từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện, tự hoàn thiện nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lí nhà trường. Từ đó làm căn cứ và là cơ sở để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đề bạt, đào tạo bồi dưỡng và thực hiện chính sách đối với CBQL.

3.2.6.2. Mục tiêu và nội dung của biện pháp

- Phịng GD&ĐT, đội ngũ CBQL cốt cán được phân cơng nhiệm vụ kiểm tra, đội ngũ CBQL các nhà trường cần nâng cao nhận thức về công tác kiểm tra, về việc đánh giá, xếp loại. Ðánh giá, xếp loại CBQL nhằm phát triển chuyên môn và năng lực nghề nghiệp chứ khơng chỉ là hình thức để xét thi đua khen thưởng hằng năm. Mặt khác, khi tiến hành kiểm tra, đánh giá cần chú trọng khả năng tự đánh giá của mỗi CBQL nhằm tạo sự đồng thuận cần thiết là điều kiện quan trọng thúc đẩy quá trình phấn đấu của mỗi CBQL sau kiểm tra.

- Để nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá CBQL, cần lượng hoá chi tiết tiêu chuẩn CBQL để các cấp quản lí khi triển khai kiểm tra, đánh giá sẽ thu được kết quả chính xác hơn, khách quan hơn.

- Đánh giá chính xác CBQL là cơ sở vững chắc để đào tạo và sử dụng hợp lí cán bộ, tạo ra động lực để CBQL các trường cống hiến sức lực, tâm trí hồn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đánh giá khơng đúng, khơng chính xác dẫn đến sử dụng cán bộ một cách tuỳ tiện, làm mất đi động lực phấn đấu của từng cá nhân, có khi làm xáo trộn tâm lí của cả một tập thể, gây nên sự trì trệ trong cơng việc.

- Phịng GD-ĐT cần phải xây dựng đội ngũ cốt cán kiểm tra có năng lực chun mơn, nghiệp vụ sư phạm, trình độ quản lí tốt; làm việc cơng tâm, trách nhiệm, bám sát các văn bản về kiểm tra, đánh giá xếp loại CBQL mà ngành GD-ĐT quy định.

- Sau kiểm tra phải có kết luận, rút kinh nghiệm, chỉ ra những điểm mạnh để người được kiểm tra tiếp tục phát huy và những điểm yếu cần khắc phục. Sau một thời gian kiểm tra thì phải có kiểm tra lại việc khắc phục ở những lần thanh kiểm tra trước để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra.

3.2.6.3. Cách thức tiến hành biện pháp

Ngay từ đầu, phòng GD-ĐT và các nhà trường phải làm tốt cơng tác qn triệt mục đích, u cầu, tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá CBQL, để CB, GV,

NV nhà trường hiểu đầy đủ các nội dung, từ đó có trách nhiệm trong việc tham gia đánh giá xếp loại; đảm bảo việc đánh giá cán bộ dân chủ, công khai, minh bạch, chính xác, có tác dụng thúc đẩy, động viên CBQL vươn lên mọi mặt. Quy trình đánh giá, xếp loại CBQL theo đúng Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học, với trình tự các bước như sau:

- CBQL tự đánh giá, xếp loại theo mẫu phiếu (Phụ lục I trong Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học) và báo cáo kết quả trước tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.

- CB, GV, NV của nhà trường đóng góp ý kiến và tham gia đánh giá CBQL theo mẫu phiếu (Phụ lục II trong Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học).

- Đại diện cấp ủy Đảng, Ban chấp hành Công đồn, Đồn TNCS Hồ Chí Minh của trường, với sự chứng kiến của HT, tổng hợp các ý kiến đóng góp và kết quả tham gia đánh giá từ CB, GV, NV cơ hữu của nhà trường; phân tích các ý kiến đánh giá đó và có nhận xét, góp ý cho CBQL theo mẫu phiếu (Phụ lục III trong Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học).

- Lãnh đạo Phòng GD&ĐT tham khảo kết quả tự đánh giá, xếp loại của CBQL; kết quả đánh giá của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường và các nguồn thơng tin xác thực khác, chính thức đánh giá, xếp loại CBQL theo mẫu phiếu (Phụ lục IV trong Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học).

- Lãnh đạo Phịng GD&ĐT thơng báo kết quả đánh giá, xếp loại tới CBQL và tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường; lưu kết quả trong hồ sơ cán bộ.

- Phòng GD&ĐT tổng hợp kết quả đánh giá, báo cáo UBND huyện và Sở GD&ĐT.

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Phải thực hiện đúng quy trình, trình tự các bước trong kiểm tra, đánh giá xếp loại. Gắn trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác kiểm tra, đánh giá xếp loại cán bộ nhất là CBQL.

Cán bộ, lãnh đạo Phịng GD&ĐT phải có năng lực về cơng tác cán bộ, công tác kiểm tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường tiểu học huyện yên lập, tỉnh phú thọ theo chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học (Trang 92 - 94)