Tổ chức tốt việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý theo chuẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường tiểu học huyện yên lập, tỉnh phú thọ theo chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học (Trang 77 - 81)

3.2. Một số biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở các trƣờng tiểu

3.2.2.Tổ chức tốt việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý theo chuẩn

3.2.2.1. Ý nghĩa của biện pháp

Đào tạo, bồi dưỡng CBQL giáo dục nói chung, CBQL trường tiểu học nói riêng nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, trang bị cho họ vốn tri thức cơ bản về LLCT, QLNN, QLGD; hình thành và phát triển những kĩ năng quản lí đáp ứng u cầu phát triển GD&ĐT trong tình hình mới. Thơng qua đào tạo, bồi dưỡng nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém, phát huy những tích cực trong nhận thức, trong tổ chức thực hiện; bù đắp những thiếu hụt mà đội ngũ CBQL còn thiếu so với các chuẩn mà Bộ GD&ĐT ban hành, cũng như yêu cầu của công tác GD&ĐT trong giai đoạn hiện nay.

3.2.2.2. Mục tiêu và nội dung của biện pháp

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL trường tiểu học theo chuẩn là yêu cầu mang tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay và được thể hiện ở các nội dung sau:

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL phải đảm bảo tính thực tiễn: Các phương thức đào tạo, bồi dưỡng phải cụ thể, thiết thực, phải căn cứ vào đặc điểm, yêu cầu của nghề nghiệp, trình độ để thực hiện.

- Đào tạo, bồi dưỡng CBQL trường tiểu học theo hướng chuẩn hóa, nghĩa là căn cứ các tiêu chuẩn của Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học và căn cứ trình độ, năng lực của đội ngũ CBQL để xác định các nội dung cần đào tạo, bồi dưỡng như: Đào tạo chuyên ngành QLGD; Bồi dưỡng: nghiệp vụ quản lí, kĩ năng quản lí, LLCT, kiến thức chun mơn kiến thức tin học và ngoại ngữ, và các kiến thức khác…

- Phải coi trọng cả đào tạo, bồi dưỡng trong trường lớp với việc tự học, tự đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện trong cuộc sống và trong cơng tác và đảm bảo tính liên tục, tính kế thừa và phát triển.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Để thực hiện tốt công tác đào tạo bồi dưỡng CBQL ở các trường tiểu học và cán bộ trong quy hoạch theo chuẩn, phòng GD&ĐT và phòng Nội vụ huyện Yên Lập phải thực hiện đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng phải đảm bảo tính thực tiễn: + Tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL ở các trường tiểu học huyện Yên Lập theo Chuẩn hiệu trưởng đúng quy định của Bộ GD&ĐT. Đây là việc mà Phòng GD&ĐT cần tiến hành thường xuyên hàng năm. Khảo sát, đánh giá CBQL không thể theo ý kiến một cá nhân mà phải căn cứ vào kết quả công việc, tiêu chuẩn cán bộ, coi trọng minh chứng và dựa vào ý kiến tập thể, tránh nể nang hoặc định kiến cá nhân mà phải đảm bảo chính xác, khách quan. Việc khảo sát đánh giá CBQL đúng theo năng lực sẽ là cơ sở cho các cơ quan quản lí giáo dục có những thơng tin cần thiết để xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL.

+ Dự báo quy mô, nhu cầu CBQL ở các trường tiểu học theo từng năm và giai đoạn 2016 - 2020, căn cứ vào các yếu tố sau:

Lập kế hoạch phát triển trường, lớp tiểu học giai đoạn 2016-2020.

Thống kê số CBQL đến tuổi nghỉ hưu ( 5 năm tới), để có phương án bổ sung cán bộ kế cận, thay thế.

Định biên CBQL theo Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV. Kết quả Đề án xây dựng vị trí việc làm đối với mỗi chức danh CBQL ở từng trường tiểu học.

+ Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBQL đương chức và cán bộ

quy hoạch cụ thể hàng năm và giai đoạn 5 năm, làm cơ sở để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBQL. Việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBQL phải đảm bảo các yêu cầu:

Xây dựng Kế hoạch phải phù hợp với nhu cầu thực tế của các trường tiểu học, và mang tính khả thi.

Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phải trên cơ sở nhu cầu và sự cân đối các nguồn lực về kinh phí (nguồn ngân sách, nguồn xã hội hóa…), về con người và phương tiện, thiết bị đảm bảo cho đào tạo, bồi dưỡng.

Công khai kế hoạch tới các CBQL và cán bộ quy hoạch để họ chủ động sắp xếp công việc, thời gian phù hợp để tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng.

+ Xác định nội dung đào tạo, bồi dưỡng CBQL và CB trong quy hoạch phải cụ thể, thiết thực đảm bảo theo yêu cầu của chuẩn.

- Căn cứ vào thực trạng đội ngũ CBQL ở các trường tiểu học; căn cứ yêu cầu đổi mới QLGD; căn cứ quy định Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học đã được ban hành; việc đào tạo, bồi dưỡng CBQL và CB trong diện quy hoạch của huyện Yên Lập cần tập trung ở những nội dung sau:

+ Trình độ đào tạo: Đào tạo trình độ Đại học và Thạc sĩ QLGD tại các

trường đại học và Học viện Quản lí giáo dục đối với tất cả CBQL các trường tiểu học và CBQL trong nguồn quy hoạch thì mới đáp ứng được u cầu đổi mới cơng tác GD trong tình hình hiện nay.

+ Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lí: Bồi dưỡng nghiệp vụ về QLNN, QLGD và

bồi dưỡng kiến thức về các lĩnh vực khác như: Thanh tra, kiểm tra nội bộ trường học; kiểm định chất lượng trường tiểu học; quản lí thu chi tài chính; quản lí bán trú, 2 buổi/ngày; quản lí CSVC, tài sản, sách, thiết bị dạy học; quản lí, tổ chức sinh hoạt chuyên môn; công tác tham mưu, phối hợp, XHH giáo dục…

+ Bồi dưỡng kỹ năng quản lí: Để người CBQL thực hiện tốt các chức năng

quản lí cần bồi dưỡng cho họ những kĩ năng như: Kĩ năng quản lí; kĩ năng nhân sự; kĩ năng nhận thức; kĩ năng giao tiếp…

+ Bồi dưỡng lí luận chính trị: Bồi dưỡng lí luận chính trị cho CBQL và CB

trong diện quy hoạch theo chương trình trung cấp, cao cấp do trường Chính trị tỉnh Phú Thọ tổ chức.

+ Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn: Nâng cao trình độ chun mơn sau Đại

học đối với đối tượng CBQL có tuổi đời dưới 45 và các đồng chí dự nguồn quy hoạch CBQL; tăng cường bồi dưỡng các kiến thức phổ thơng về chính trị, kinh tế, y tế, văn hóa, xã hội liên quan đến GDTH.

+ Bồi dưỡng kiến thức tin học, ngoại ngữ: Đối với CBQL, kiến thức tin học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

có ý nghĩa nhiều mặt, nó giúp việc khai thác thông tin từ trên mạng Internet được thuận lợi, góp phần thực hiện tốt các chức năng quản lí và thích ứng với sự phát triển XH. Để bồi dưỡng tin học cho CBQL cần có những hình thức và biện pháp như: Yêu cầu CBQL cần phải học những chương trình bồi dưỡng thiết thực do Trung tâm ngoại ngữ, tin học tỉnh Phú Thọ tổ chức giảng dạy; CBQL phải biết sử dụng và khai thác mạng Internet, ngồi ra cịn biết ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực quản lí như: xử lí báo cáo, trao đổi công văn, công việc thông qua thư điện tử... Về kiến thức ngoại ngữ, CBQL cần phải học tập, bồi dưỡng thường xuyên để cập và đạt trên trình độ theo yêu cầu (từ trình độ B trở lên) sẽ giúp cho việc quản lí được thuận lợi. Đặc biệt là phải học tiếng dân tộc ở nơi mình cơng tác để giúp cho việc giao tiếp và công tác quản lý đạt hiệu quả.

+ Bồi dưỡng các kiến thức khác: Những kiến thức về phong tục tập quán địa

phương; về bản sắc văn hoá dân tộc; kiến thức cơ bản về an ninh quốc phòng; về tơn giáo, giao thơng, phịng cháy chữa cháy, y tế học đường…

- Đào tạo, bồi dưỡng cần phải đảm bảo tính liên tục, tính kế thừa và phát triển với nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng nhưng phải đạt hiệu quả cao nhất thông qua việc kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ CBQL.

+ Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng:

Đào tạo chính quy: Tập trung quan tâm ưu tiên đối với đội ngũ CBQL đương chức trẻ tuổi, có triển vọng và đội ngũ GV trong diện quy hoạch CBQL đi học tại các trường Đại học.

Đào tạo tại chức: Phối hợp với các trường như Trường dạy nghề, trường Bồi dưỡng chính trị huyện tổ chức các lớp học để cho những CBQL đương chức và CBQL kế cận tuổi ngồi 45 tham gia học tập nâng cao trình độ chun mơn.

Bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD theo các hình thức khác: Cử CBQL tham dự các lớp bồi dưỡng QLGD, các chun đề về cơng tác quản lí do sở GD&ĐT tỉnh Phú Thọ tổ chức; tổ chức tham quan thực tế, giao lưu học tập kinh nghiệm. Đồng thời, Phịng GD&ĐT tích cực tổ chức hội thảo chun đề về cơng tác quản lí, tổ chức hội nghị giao ban CBQL các trường Tiểu học trong tồn huyện để CBQL có điều kiện nghiên cứu, trao đổi, học tập lẫn nhau.

+ Hàng năm phải tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng nhất là vấn đề tự đào tạo, tự bồi dưỡng đối với đội ngũ CBQL nói chung và CBQL các trường tiểu học nói riêng; so sánh đối chiếu, rút kinh nghiệm để có điều chỉnh đảm bảo việc đào tạo, bồi dưỡng có hiệu quả thiết thực cho CBQL, tránh gây lãng phí tiền của, cơng sức. Qua kiểm tra, đánh giá cần quan tâm đến những kết quả tích cực, những sáng kiến kinh nghiệm do tự học, tự bồi dưỡng của CBQL trong q trình cơng tác tích lũy được để phổ biến, nhân rộng và có chế độ tuyên dương khen thưởng kịp thời.

3.3.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Phải có sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền đối với đội ngũ CBQL giáo dục; sự ủng hộ, đồng tình thống nhất tạo điều kiện của đội ngũ GV trong các nhà trường.

- Xác định nguồn kinh phí và các điều kiện khác cho công tác đào tạo, bồi dưỡng: Hàng năm, phịng GD&ĐT lập kế hoạch tài chính cho cơng tác đào tạo, bồi dưỡng. Có biện pháp tham mưu với UBND huyện hỗ trợ kinh phí cho cơng tác này, đầu năm giao chỉ tiêu ngân sách cho các trường tiểu học cần quy định rõ số kinh phí chi cho cơng tác đào tạo, bồi dưỡng.

- Lập kế hoạch: Trên cơ sở nội dung các tiêu chí trong 04 tiêu chuẩn quy định đối với Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học của Bộ GD&ĐT ban hành, các nhà trường cùng với Phịng GD&ĐT rà sốt lại đội ngũ CBQL đương chức và dự nguồn quy hoạch xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm và những năm tiếp theo. Trong kế hoạch phải đảm bảo mục tiêu đề ra, nguồn lực, các biện pháp và cách thức thực hiện...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường tiểu học huyện yên lập, tỉnh phú thọ theo chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học (Trang 77 - 81)