Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường tiểu học huyện yên lập, tỉnh phú thọ theo chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học (Trang 95)

Sau khi đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường tiểu học huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ, tác giả đã khảo nghiệm mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp bằng cách sử dụng phiếu hỏi để trưng cầu ý kiến. Tác giả đã thiết kế phiếu hỏi ở phụ lục 3.1 và 3.2 làm công cụ để trưng câu ý kiến với nội dung sau: “Đồng chí đánh giá như thế nào về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện

pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường Tiểu học huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ theo chuẩn Hiệu trưởng dưới đây?”

Các đối tượng được trưng cầu ý kiến là: 18 hiệu trưởng, 30 phó hiệu trưởng, 18 tổ trưởng chuyên môn các trường tiểu học, 12 lãnh đạo và chuyên viên phòng GD&ĐT và phòng Nội vụ huyện Yên Lập.

Tổng số phiếu phát ra là 78 phiếu, số phiếu thu vào 78 phiếu, đạt tỉ lệ 100%. Theo quy ước chung, các chữ số ghi ở các cột là tương ứng với mức độ cấp thiết và mức độ khả thi theo thứ tự:

+ Số “3” chỉ mức độ rất cấp thiết, rất khả thi; + Số “2” chỉ mức độ cấp thiết, khả thi;

+ Số “1” chỉ mức độ không cấp thiết, không khả thi. Kết quả thu được thể hiện ở bảng tổng hợp sau:

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp

TT Các biện pháp ĐVT Tính cấp thiết Rất cấp thiết Cấp thiết Không cấp thiết

1 Xây dựng quy hoạch đội ngũ CBQL

theo chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học.

Người 37 40 1

% 47,4 51,3 1,3

2 Tổ chức tốt việc đào tạo, bồi dưỡng

cán bộ quản lý theo chuẩn.

Người 49 29 0

% 62,8 37,2 0

3 Đổi mới cơ chế bổ nhiệm, luân chuyển,

đề bạt.

Người 35 41 2

% 44,9 52,6 2,5

4 Tạo môi trường và động lực cho

CBQL phát triển.

Người 47 31 0

% 60,3 39,7 0

5 Phát triển đội ngũ theo cơ cấu, trình

độ, hiểu biết về văn hóa, giới tính.

Người 35 41 2

% 44,9 52,6 2,5

6 Tổ chức thực hiện hiệu quả công tác

kiểm tra, đánh giá CBQL theo chuẩn.

Người 48 30 0

% 61,5 38,5 0

Qua kết quả trên chúng tôi thấy rằng:

Kết quả khảo sát trên có 99 % số ý kiến tán thành về tính cấp thiết và rất cấp

thiết của các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường tiểu học huyện Yên

Lập, tỉnh Phú Thọ theo chuẩn Hiệu trưởng, khơng có giải pháp nào mà đánh giá

không cấp thiết tới 5%. Cả 6 giải pháp quản lý đã được đề xuất có tính hợp lý cao.

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp

TT Các biện pháp ĐVT Tính khả thi Rất khả thi Khả thi Không khả thi

1 Xây dựng quy hoạch đội ngũ CBQL

theo chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học.

Người 41 35 2

% 52,6 44,9 2,5

2 Tổ chức tốt việc đào tạo, bồi dưỡng

cán bộ quản lý theo chuẩn.

Người 37 38 3

% 47,4 48,7 3,9

3 Đổi mới cơ chế bổ nhiệm, luân

chuyển, đề bạt.

Người 35 38 5

% 44,9 48,7 6,4

4 Tạo môi trường và động lực cho

CBQL phát triển.

Người 31 42 5

% 39,7 53,9 6,4

5 Phát triển đội ngũ theo cơ cấu, trình

độ, hiểu biết về văn hóa, giới tính.

Người 41 37 0

% 52,6 47,4 0

6 Tổ chức thực hiện hiệu quả công tác

kiểm tra, đánh giá CBQL theo chuẩn.

Người 37 39 2

% 47,4 50,0 2,5

Bình quân 6 biện pháp % 47,4 48,9 3,7

Qua kết quả trên chúng tôi thấy rằng:

Kết quả khảo sát trên có 96,3 % số ý kiến tán thành về tính khả thi, chỉ còn 3,7% đánh giá không khả thi các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường tiểu học huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ theo chuẩn Hiệu trưởng. Thực tế cho thấy việc luân chuyển CBQL các trường tiểu học trong huyện cịn gặp rất nhiều khó khăn, chế độ đãi ngộ cũng như việc khuyến khích đội ngũ CBQL đi học nâng cao trình độ cịn hạn chế.

Tiểu kết chƣơng 3

Dựa trên khung lý luận về phát triển đội ngũ CBQL đã được xác định ở chương 1 và kết quả điều tra thực trạng đội ngũ và phát triển đội ngũ CBQL các trường Tiểu học huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ theo chuẩn ở chương 2; bám chắc nội dung của 05 nguyên tắc, tác giả đã đề xuất 06 biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường Tiểu học huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ theo chuẩn hiệu trưởng.

Các biện pháp này được lựa chọn, thiết kế nhằm tác động vào các chủ thể chính và các khâu then chốt của q trình quản lí như: Quy hoạch đội ngũ CBQL theo chuẩn; tổ chức tốt việc đào tạo, bồi dưỡng; cơ chế bổ nhiệm, luân chuyển, đề bạt; môi trường làm việc; công tác kiểm tra, đánh giá …tạo động lực và điều kiện thuận lợi tác động vào các thành tố cơ bản của quá trình phát triển đội ngũ CBQL các trường Tiểu học theo chuẩn.

Các biện pháp được lựa chọn dựa trên nhu cầu của thực tiễn và những nguyên tắc thống nhất về tính pháp lý, tính hệ thống, thực tiễn và kế thừa, tính hiệu quả và có sự kết hợp hài hịa các lợi ích. Trong đó việc tn thủ các Nghị quyết, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước và ngành GD&ĐT đảm bảo vững chắc cho các biện pháp không tách rời quan điểm chỉ đạo. Sáu biện pháp phát triển đội ngũ CBQL ở các trường tiểu học huyện Yên lập, tỉnh Phú Thọ có mối quan hệ biện chứng với nhau và đã được khảo nghiệm thông qua ý kiến của các chuyên gia về tính cần thiết và tính khả thi của từng biện pháp, làm cho đội ngũ CBQL đạt chuẩn và vượt chuẩn, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu, luận văn đã hồn thành mục đích và nhiệm vụ đặt ra. Tác giả luận văn xin rút ra một số ý kiến mang tính kết luận như sau:

Giáo dục Tiểu học được coi là cấp học nền tảng trong hệ thống GDQD, tạo những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững về kiến thức cũng như tri thức để giúp cho HS học lên các cấp học trên. Việc phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học có vai trò, ý nghĩa to lớn, quyết định tới chất lượng giáo dục Tiểu học.

Từ thực tiễn giáo dục Tiểu học ở huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ cho thấy đội ngũ CBQL ở các trường Tiểu học trong những năm qua đã đáp ứng được yêu cầu cơ bản công tác quản lý giáo dục. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt trong giai đoạn đổi mới giáo dục giai đoạn 2015-2020 và theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng, khóa XI về “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” thì vấn đề quản lí đội ngũ CBQL các trường nói chung, quản lí CBQL trường tiểu học nói riêng cịn nhiều vấn đề cần phải điều chỉnh, thay đổi, đặc biệt trong công tác phát triển đội ngũ đạt chuẩn yêu cầu một cách hiệu quả.

Để có những biện pháp điều chỉnh phù hợp với những yêu cầu mới thì cần thiết phải có những biện pháp cụ thể, thiết thực và đồng bộ để phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học đạt chuẩn và trên chuẩn, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.

Dựa trên những tồn tại, hạn chế được xác định qua điều tra thực trạng, luận văn đã đề xuất 06 biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ theo chuẩn hiệu trưởng. Các biện pháp đề xuất bước đầu lấy ý kiến đánh giá của những người liên quan, với đa số ý kiến cho rằng cần thiết và khả thi trong điều kiện cụ thể của các trường Tiểu học huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. Các biện pháp quản lý được đề xuất đó là:

- Biện pháp 1: Xây dựng quy hoạch đội ngũ CBQL theo chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học.

- Biện pháp 2: Tổ chức tốt việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý theo chuẩn. - Biện pháp 3: Đổi mới cơ chế bổ nhiệm, luân chuyển, đề bạt.

- Biện pháp 4: Tạo môi trường và động lực cho CBQL phát triển.

- Biện pháp 5: Phát triển đội ngũ theo cơ cấu, trình độ, hiểu biết về văn hóa, giới tính.

- Biện pháp 6: Tổ chức thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá CBQL theo chuẩn.

Mỗi biện pháp có một vị trí, chức năng khác nhau, song có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau. Để các biện pháp đó được thực thi và thực hiện có hiệu quả, cần có sự chỉ đạo của cấp trên, sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành và sự nỗ lực của các đồng chí CBQL trong các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Yên Lập.

2. Gợi ý hƣớng nghiên cứu tiếp

Từ kết quả nghiên cứu trên của luận văn cần mở rộng đối tượng điều tra và có những so sánh, đánh giá để xác định rõ các vấn đề và giải pháp phù hợp.

Tổ chức thực hiện một số biện pháp và đánh giá hiệu quả của biện pháp để thấy xác định hiệu quả, tác động và những vấn đề khó thực hiện của biện pháp để từ đó có hướng điều chỉnh hoặc nghiên cứu tiếp theo.

Tổ chức khảo sát một cách chính xác để đánh giá năng lực các hiệu trưởng và xác định các nhu cầu thực để đề xuất công tác tập huấn, bồi dưỡng theo nhu cầu thực tế đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.

3. Khuyến nghị

3.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ

- Tăng cường chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chuẩn Hiệu trưởng trường Tiểu học tới các ngành, địa phương và xã hội.

- Chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên việc áp dụng chuẩn Hiệu trưởng trường tiểu học của cấp quản lý giáo dục.

- Xây dựng, ban hành khung chương trình bồi dưỡng CBQL trường Tiểu học theo các tiêu chuẩn, tiêu chí của chuẩn Hiệu trưởng trường Tiểu học.

- Có những chế độ, chính sách hợp lý cho CBQL để động viên họ n tâm cơng tác, phấn đấu, hồn thành tốt nhiệm vụ quản lý nhà trường.

3.2 Đối với Phòng GD&ĐT huyện Yên Lập

- Thực hiện sơ kết, tổng kết định kỳ kết quả việc thực hiện chuẩn Hiệu trưởng trường Tiểu học, kết quả đánh giá CBQL trường Tiểu học theo chuẩn.

- Xây dựng kế hoạch, hệ thống văn bản chỉ đạo để xác định nhiệm vụ, quy định trách nhiệm, nội dung thực hiện quản lý phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học theo chuẩn quy định.

- Nghiên cứu, triển khai các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL theo chuẩn hiệu trưởng để đội ngũ CBQL phấn đấu đạt chuẩn và trên chuẩn.

- Chú trọng công tác bồi dưỡng CBQL theo chuẩn hiệu trưởng, tăng cường tổ chức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm, xây dựng điển hình tiên tiến.

3.3. Đối với các trường Tiểu học

- Thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của phịng GD về cơng tác đánh giá CBQL theo chuẩn quy định của Bộ GD&ĐT và chỉ đạo của cấp trên.

- Quan tâm hỗ trợ, tạo môi trường thuận lợi cho CBQL nhà trường phấn đấu đạt chuẩn quy định.

- Xây dựng môi trường dân chủ, thân thiện, nâng cao nhận thức cho đội ngũ trong việc đánh giá CBQL theo chuẩn hiệu trưởng đảm bảo công bằng, chính xác, khách quan và đạt hiệu quả tốt nhất.

3.4. Đối với Hiệu trưởng và CBQL các trường Tiểu học

- Nắm vững chuẩn Hiệu trưởng trường Tiểu học để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nhằm đạt chuẩn ở mức cao hơn.

- Xây dựng văn hóa đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng; gương mẫu tự đánh giá đúng năng lực bản thân để phấn đấu học tập, rèn luyện, phát triển nghề nghiệp và hoàn thiện nhân cách bản thân.

- Tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, giáo viên đánh giá CBQL theo chuẩn hiệu trưởng một cách khách quan, cần nhận thức rõ những hạn chế của bản thân so với chuẩn, có tinh thần tiếp thu cầu thị để rèn luyện khắc phục các điểm yếu, tiếp tục phấn đấu đạt chuẩn và vượt chuẩn trong thời gian sớm nhất.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy Phú Thọ (2012), Quyết định số 747/QĐ-TU, ngày

02/7/2012 ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, tái cử, từ chức, miễn nhiệm, thôi giữ chức, luân chuyển các chức danh trưởng phịng, phó trưởng phịng và tương đương, thủ trưởng, phó thủ trưởng đơn vị sự nghiệp trực thuộc ở các cơ quan đảng, nhà nước, MTTQ, đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện và các chức danh lãnh đạo chủ chốt cấp xã; Quyết định số 2518-QĐ/TU ngày 24 tháng 4 năm 2015 về việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 747.

2. Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng (2004), Chỉ thị số 40-CT/TW ngày

15/06/2004 về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và CBQL giáo dục.

3. Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2009), Quản lý giáo dục, quản lý

nhà trường. Bài giảng cho học viên cao học quản lý giáo dục.

4. Bộ GD&ĐT (2005), Thông tư 33/2005/TT-BGD&ĐT; Hướng dẫn thực hiện

chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục công lập.

5. Bộ GD&ĐT (2011), Thông tư 14/2011/TT-BGDĐT Ban hành Quy định

chuẩn Hiệu trưởng.

6. Bộ GD&ĐT (2010), Điều lệ trường Tiểu học, NXB giáo dục, Hà Nội.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ (2015), TT số 06/2015/TTLT – BGDĐT-

BNV; Quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm

việc trong các cơ sở giáo dục mầm non cơng lập.

8. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Đại cương khoa học quản

lý. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam (2010), Nghị định 115/2010/NĐ-CP

ngày 24/12/2010 quy định trách nhiệm quản lí nhà nước về giáo dục.

10. Vũ Cao Đàm (2006), Phương pháp nghiên cứu khoa học. NXB Khoa học và

Kỹ thuật, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013

Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI.

(chinhphu.vn).

13. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII.

(chinhphu.vn).

14. Phạm Minh Hạc (1996), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục. Nxb

giáo dục, Hà Nội.

15. Đặng Xuân Hải (2015), Quản lí sự thay đổi trong giáo dục. Đại học Quốc

gia Hà Nội.

16. Nguyễn Trọng Hậu (2013), Quản lí nguồn nhân lực trong giáo dục. Tập bài

giảng cho học viên cao học chuyên ngành QLGD.

17. Đặng Bá Lãm (1998), Các quan điểm phát triển giáo dục trong thời kỳ CNH, HĐH ở nước ta. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

18. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2015), Quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận và thực

tiễn. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

19. Trần Thị Bích Liễu (2002), Vấn đề kinh tế thị trường, quản lý nhà nước và

quyền tự chủ các trường học.

20. Hồ Chí Minh (1974), Về vấn đề cán bộ. Nxb Sự thật, Hà Nội.

21. Hoàng Phê (1998), Từ điển Tiếng Việt. Nxb Đà Nẵng - Trung tâm từ điển

học, Hà Nội - Đà Nẵng.

22. Quốc hội nƣớc CHXHXN Việt Nam (2010), Luật viên chức. Nxb Lao Động.

23. Quốc hội nƣớc CHXHXN Việt Nam (2009), Luật giáo dục. Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội.

24. Thủ tƣớng Chính phủ (2003), Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường tiểu học huyện yên lập, tỉnh phú thọ theo chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học (Trang 95)