Những yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển đội ngũ cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường tiểu học huyện yên lập, tỉnh phú thọ theo chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học (Trang 35 - 39)

trƣờng tiểu học theo chuẩn Hiệu trƣởng

Phần trên là khung lý luận về phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học, tập trung nêu những đặc thù của giáo dục tiểu học và quản lý nhà trường tiểu học để từ đó

có cơ sở điều tra và đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường tiểu học theo chuẩn. Giáo dục tiểu học là một bộ phận của hệ thống GDQD nên trong quá trình phát triển ln chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nghiên cứu có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trong thực tế, khơng thể tính tốn hết tất cả các yếu tố ảnh hưởng mà chỉ xem xét, tính tốn tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển GD&ĐT nói chung và phát triển đội ngũ CBQL nói riêng trong đó có đội ngũ CBQL các trường tiểu học. Mặt khác, mỗi địa phương lại có những điều kiện hồn toàn khác nhau nên tạo ra những yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau tác động, ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ CBQL. Có thể có các yếu tố sau:

1.6.1. Yếu tố khách quan

- Chính sách phát triển KT- XH địa phương là các yếu tố quan trọng có tác động trực tiếp đến việc quản lý đội ngũ CBQL trường tiểu học. Sự phát triển KT của địa phương với những chỉ tiêu chủ yếu như tốc độ tăng trưởng KT, thu nhập bình quân đầu người, cơ cấu KT giữa các ngành KT có tác động trực tiếp đến đời sống của nhân dân. Mức sống của nhân dân được nâng cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho con em họ đến trường. Sự phát triển KT của địa phương cũng là cơ sở quan trọng để phát triển quy mơ giáo dục nói chung và GDTH nói riêng, việc này ảnh hưởng trực tiếp đến quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học về số lượng. Kinh tế phát triển cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng và đời sống đội ngũ CBQL, đồng thời đòi hỏi chất lượng giáo dục chất lượng đội ngũ CBQL cần phải được nâng lên để đáp ứng yêu cầu của sự công tác giáo dục trong tình hình mới.

- Sự gia tăng dân số và học sinh trong độ tuổi đến trường của địa phương ảnh hưởng không nhỏ đến việc quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL. Những thông tin về sự phát triển dân số là cơ sở quan trọng giúp cho các nhà quản lý dự báo được sự phát triển về quy mơ HS, mạng lưới trường, lớp, GV từ đó xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL một cách sát thực, đáp ứng yêu cầu đặt ra.

- Các yếu tố như quan niệm sống, vấn đề đạo đức, thẩm mỹ, phong tục tập quán, truyền thống, trình độ học vấn, trình độ nhận thức, cơng tác khuyến học khuyến tài của địa phương cũng có nhiều tác động đến quản lý đội ngũ CBQL.

1.6.2. Yếu tố chủ quan

- Sự lãnh đạo của cấp ủy; sự quản lý, chỉ đạo của chính quyền và cơng tác tham mưu của cơ quan QLGD địa phương là nhân tố mang tính quyết định, tác động trực tiếp đến phát triển đội ngũ CBQL. Cơng tác cán bộ, trong đó có cơng tác xây dựng và phát triển đội ngũ là trách nhiệm của các cấp ủy, các tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên trong Điều lệ Đảng quy định. Công tác xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL giáo dục của địa phương có hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu hay không đều phụ thuộc vào ý thức chủ quan, vào năng lực lãnh đạo của cấp ủy; sự quản lí chỉ đạo của chính quyền và sự tham mưu của cơ quan QLGD ở địa phương.

- Với cơ chế phân cấp quản lý, các thành viên trong các cơ sở giáo dục phải có quyền hạn cao hơn trong việc lựa chọn người CBQL của mình, đồng thời địi hỏi đội ngũ CBQL các cơ sở GD&ĐT, các nhà trường phải có trách nhiệm lớn hơn đối với cơng việc quản lý nhà trường. Yêu cầu về tiêu chuẩn phẩm chất đạo đức, năng lực thực hiện nhiệm vụ cũng cao hơn nhất là năng lực quản lý tài chính, quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên. Điều đó có tác động rất lớn đến công tác phát triển đội ngũ CBQL các trường học nói chung và trường tiểu học nói riêng, làm thay đổi nhận thức, cách làm đã tồn tại nhiều năm trước đây về việc tuyển chọn, bổ nhiệm và sử dụng đội ngũ CBQL các trường học.

- Sự phân cấp QLNN về công tác giáo dục; nội dung chương trình, phương pháp giáo dục; công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL giáo dục, sự phấn đấu rèn luyện của mỗi cá nhân cán bộ, giáo viên cũng là yếu tố quan trọng tác động đến việc quản lí đội ngũ CBQL nói chung và đội ngũ CBQL trường tiểu học nói riêng.

Tiểu kết chƣơng 1

Phát triển đội ngũ CBQL trường học nói chung và đội ngũ CBQL trường tiểu học nói riêng theo chuẩn Hiệu trưởng là một yêu cầu rất quan trọng và mang tính tất yếu.

Để làm rõ cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ CBQL các trường tiểu học theo chuẩn Hiệu trưởng, luận văn đã phân tích một số khái niệm và khung lý luận cơ bản về phát triển đội ngũ CBQL giáo dục liên quan đến đề tài. Bên cạnh đó luận văn cũng làm sáng tỏ những đặc trưng của bậc học tiểu học đó là: Vị trí, mục tiêu, nhiệm vụ, quyền hạn trường tiểu học. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của người CBQL trường học và nêu ra những tiêu chí, nội dung cơ bản của chuẩn Hiệu trưởng với CBQL trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay. Bằng những lập luận logic có hệ thống, chương 1 đã đưa ra được những nội dung về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học.

Phát triển đội ngũ CBQL theo chuẩn Hiệu trưởng là yêu cầu cấp thiết đối với GD Việt Nam hiện nay. Điều quan trọng trong phát triển đội ngũ CBQL, không phải là tăng số lượng CBQL mà quan trọng là nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, chuẩn hóa được đội ngũ này theo chuẩn Hiệu trưởng sao cho đồng bộ để đảm bảo sự phát triển bền vững của các nhà trường.

Từ những cơ sở lý luận của đề tài tôi tiến hành điều tra, khảo sát, phân tích thực trạng phát triển đội ngũ CBQL ở các trường tiểu học của huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. Chương 2 tôi sẽ trình bày kết quả đánh giá về đội ngũ CBQL và phát triển đội ngũ CBQL các trường tiểu học theo chuẩn Hiệu trưởng dựa trên khung lý luận về phát triển đội ngũ CBQL đã được xác định theo chuẩn quy định.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường tiểu học huyện yên lập, tỉnh phú thọ theo chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học (Trang 35 - 39)