3.2. Một số biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở các trƣờng tiểu
3.2.3. Đổi mới cơ chế bổ nhiệm, luân chuyển, đề bạt
3.2.3.1. Mục đích của biện pháp
Bổ nhiệm CBQL trường tiểu học nhằm tăng cường năng lực lãnh đạo của tổ chức nhà trường, thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Nâng cao trách nhiệm trong công tác của cán bộ, giáo viên, đồng thời mở ra cơ hội, hướng phát triển và động lực động viên mạnh mẽ cán bộ giáo viên làm việc.
3.2.3.2. Mục tiêu và nội dung của biện pháp
- Bổ nhiệm CBQL phải tuân thủ theo quy định tại điều lệ trường tiểu học. Trường tiểu học có 1 HT và các PHT theo nhiệm kỳ 5 năm. Thời hạn đảm nhận chức vụ Hiệu trưởng không quá hai nhiệm kỳ ở một trường tiểu học.
- Việc bổ nhiệm CBQL các trường tiểu học phải xuất phát từ nhu cầu công tác của đơn vị, từ việc xác định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức mới bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, tránh tình trạng vì người mà lập ra tổ chức. Số cán bộ quản lý phải tương xứng với khối lượng công việc theo chức năng của nhà trường và số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên và quy mô lớp theo quy định hiện hành và theo đặc thù vùng miền.
- Phải dựa vào quy hoạch cán bộ, bảo đảm tiêu chuẩn theo chức danh quy định trong quá trình lựa chọn để tuyển được những người thực sự có đức, có tài để lãnh đạo, quản lý.
- Tiến hành bổ nhiệm CBQL phải thực hiện đúng quy trình bổ nhiệm cán bộ đã quy định và làm thủ tục đúng theo từng bước quy định trong quy chế bổ nhiệm cán bộ.
3.2.3.3. Cách thức tiến hành biện pháp
Đối với công tác bổ nhiệm:
- Căn cứ vào nhu cầu của nhà trường, căn cứ vào danh sách quy hoạch các chức danh CBQL đã được UBND huyện phê duyệt, Phòng Nội vụ và Phịng GD&ĐT thực hiện quy trình tuyển chọn để bổ nhiệm bao gồm:
Bước 1: Phòng Nội vụ kiểm tra hồ sơ các đối tượng trong diện quy hoạch,
chuẩn bị phiếu thăm dò giới thiệu nhân sự theo mẫu chung (mẫu này được in sẵn tên những người trong diện quy hoạch, có ơ trống để cho các thành viên giới thiệu gương mặt tiêu biểu khác khơng trong quy hoạch).
Bước 2: Phịng Nội vụ và Phịng GD&ĐT thực hiện quy trình lấy phiếu giới
thiệu nhân sự bằng cách tổ chức hội nghị gồm toàn thể CBQL, GV, NV nhà trường. Với nội dung: Bỏ phiếu giới thiệu nhân sự cho chức danh CBQL cần bổ nhiệm, hình thức bỏ phiếu kín (theo mẫu);
Bước 3: Căn cứ kết quả lấy phiếu giới thiệu tín nhiệm tại trường, Phịng
GD&ĐT dự kiến nhân sự bổ nhiệm, tổ chức họp xin ý kiến của Đảng uỷ, UBND xã, thị trấn (nơi có nhân sự được lựa chọn);
Bước 4: Phòng Nội vụ và Phòng GD&ĐT thẩm định lại hồ sơ và lập văn bản
báo cáo UBND huyện, UBND huyện báo cáo Thường trực Huyện ủy phê duyệt danh sách nhân sự bổ nhiệm;
Bước 5: Căn cứ Kết luận của Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện
- Điều kiện bổ nhiệm cán bộ quản lý trường tiểu học và đủ các điều kiện sau đây: + Có đầy đủ hồ sơ lý lịch cá nhân được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác minh rõ ràng.
+ Tuổi bổ nhiệm lần đầu nói chung khơng q 45 tuổi đối với cả nam và nữ. + Có sức khoẻ tốt để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
+ Cán bộ công chức, viên chức bị kỷ luật từ khiển trách trở lên thì khơng được bổ nhiệm vào các chức vụ cao hơn trong thời hạn ít nhất một năm kể từ khi có quyết định kỷ luật.
Bổ nhiệm theo cách thức thi tuyển vị trí việc làm Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng
Yêu cầu đổi mới căn bản, tồn diện GD&ĐT địi hỏi có đội ngũ CBQL giáo dục các cấp đủ năng lực đáp ứng nhiệm vụ trong bối cảnh mới. Chính vì vậy, cần đổi mới cơng tác bổ nhiệm bằng cách xây dựng và thực hiện quy trình bổ nhiệm CBQL theo hướng tổ chức thi tuyển.
Quy trình thực hiện thi tuyển như sau:
- Phịng Nội vụ và GD&ĐT xây dựng đề án thi tuyển số người làm việc đối với vị trí việc làm HT, PHT trình UBND huyện phê duyệt.
- Chủ tịch UBND huyện ra Quyết định thành lập Hội đồng thi tuyển với các nhiệm vụ:
+ Trên cơ sở số người làm việc đối với vị trí việc làm CBQL cần bổ nhiệm, thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về nội dung thi tuyển cùng các điều kiện đi cùng như: Bảo đảm tiêu chuẩn chung của CBQL giáo dục quy định trong Luật Giáo dục, Điều lệ trường tiểu học, Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học; có đầy đủ hồ sơ cá nhân, lý lịch theo quy định của Nhà nước và được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác minh rõ ràng; có độ tuổi hợp lý, tuổi bổ nhiệm lần đầu không quá 45 tuổi. Có đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Có chương trình hành động cụ thể về phát triển nhà trường...
+ Tổ chức ra đề thi viết và xây dựng các tiêu chí, chỉ số đánh giá bằng điểm trên cơ sở tự nhận xét, đánh giá quá trình cơng tác của người dự thi và hồ sơ của cơ quan trực tiếp quản lý người dự thi;
+ Thành lập Ban coi thi, chấm thi; tổ chức coi thi, chấm thi. Nội dung bài thi viết tập trung vào vấn đề tổ chức và hoạt động quản lý trường tiểu học;
+ Niêm yết danh sách người dự thi và công bố kết quả thi tuyển; + Giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dự thi, tổ chức (nếu có). + Lập Báo cáo kết quả kì thi và ra Quyết định cơng nhận kết quả;
- Phòng Nội vụ và Phòng GD&ĐT thẩm định lại hồ sơ, lập văn bản trình UBND huyện, UBND huyện báo cáo Thường trực Huyện ủy, sau đó ra quyết định bổ nhiệm.
Đối với công tác bổ nhiệm lại CBQL
- Đối với CBQL khi hết thời hạn giữ chức vụ đủ 5 năm trở lên (tính từ khi có quyết định bổ nhiệm) đều phải được đánh giá, xem xét để bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại, hoặc luân chuyển.
- CBQL được bổ nhiệm lại phải đảm bảo điều kiện sau: Hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ; đạt tiêu chuẩn CBQL quy định tại thời điểm xem xét bổ nhiệm lại, có đủ sức khoẻ đáp ứng yêu cầu trong thời thời gian tiếp theo.
- Không bổ nhiệm lại đối với những trường hợp sau:
+ Khơng hồn thành chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ lãnh đạo; + Suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống, khơng cịn đủ tư cách làm CBQL; Không đủ sức khoẻ để thực hiện chức trách, nhiệm vụ của chức danh bổ nhiệm lại;
+ Có phiếu tín nhiệm giới thiệu bổ nhiệm lại của tập thể lãnh đạo, giáo viên trong nhà trường từ 50% trở xuống.
+ Đối với CBQL cịn dưới 2 năm cơng tác thì nghỉ hưu, có thể xem xét quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo đến lúc nghỉ hưu.
Quy trình bổ nhiệm lại gồm:
- CBQL làm kiểm điểm trong nhiệm kì 5 năm, tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ quản lý.
- Phòng Nội vụ và Phòng GD&ĐT tổ chức hội nghị; Thành phần: toàn bộ CBQL, giáo viên, nhân viên trong nhà trường tham gia đóng góp ý kiến với bản kiểm điểm nhiệm kì của CBQL; Sau đó bỏ phiếu tín nhiệm bổ nhiệm lại;
- Trưởng phòng Nội vụ lấy ý kiến đánh giá bằng văn bản của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương nơi có CBQL bổ nhiệm lại.
Đối với việc điều động, luân chuyển CBQL
- Điều động, luân chuyển cán bộ là nhằm rèn luyện, thử thách qua các vị trí cơng tác để nâng cao năng lực và uy tín cơng tác đối với cán bộ quản lý, nhất là cán bộ cịn trẻ có triển vọng phát triển tốt để giao nhiệm vụ cao hơn. Do yêu cầu công việc phải tăng cường cán bộ hoặc do trình độ, năng lực của cán bộ cần phải bố trí lại chức vụ cơng tác đã được phân công.
- Việc điều động và luân chuyển CBQL phải căn cứ vào yêu cầu công tác, nhiệm vụ chính trị, quy hoạch cán bộ nhằm sử dụng có hiệu quả và tạo sự đồng bộ trong cán bộ, tạo điều kiện cho cán bộ trẻ có triển vọng, cán bộ trong quy hoạch được bồi dưỡng toàn diện, rèn luyện trong thực tiễn, khắc phục tình trạng khép kín trong tổ chức, từng ngành, từng địa phương.
- Việc điều động, luân chuyển CBQL cần được tuyển lựa kỹ lưỡng, nên chọn những cán bộ quản lý có năng lực. Tiến hành điều động cũng phải trên cơ sở xây dựng kế hoạch chi tiết, được lãnh đạo đơn vị thơng qua, phải giữ bí mật về thơng tin để bảo đảm triển khai thuận lợi và có hiệu quả.
- Giai đoạn chuẩn bị để thực hiện điều động, luân chuyển cán bộ quản lý rất quan trọng. Nó quyết định tiến trình thực hiện, tạo động lực đối với cán bộ đáp ứng yêu cầu công việc mà mục tiêu xây dựng, phát triển đội ngũ CBQL của đơn vị, của ngành và địa phương.
Đối với công tác miễn nhiệm CBQL
- Để miễn nhiệm một CBQL, cần phải có các điều kiện như: CBQL xin từ chức; CBQL bị kỉ luật cách chức theo quy định; CBQL suy thoái về phẩm chất đạo đức; CBQL có năng lực yếu khơng hồn thành nhiệm vụ được giao hoặc hồn thành nhiệm vụ ở mức độ thấp; khơng đủ uy tín hoặc điều kiện sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ, khi đó phịng GD&ĐT phối hợp với phòng Nội vụ huyện xem xét và tham mưu với UBND huyện ra quyết định miễn nhiệm chức vụ CBQL và bố trí cơng việc khác.
- Trình tự, thủ tục miễn nhiệm CBQL ở các trường tiểu học gồm có: Lãnh đạo phịng GD&ĐT tổ chức nhận xét, đánh giá những đối tượng thuộc diện miễn nhiệm, sau đó có văn bản báo cáo UBND huyện xem xét giải quyết hoặc cho ý kiến chỉ đạo giải quyết.
- Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm CBQL: Sơ yếu lí lịch của CBQL; bản tự kiểm điểm của CBQL, biên bản nhận xét, đánh giá của lãnh đạo phịng GD&ĐT (nêu rõ lí do miễn nhiệm); tờ trình của phịng GD&ĐT trình UBND huyện đề nghị miễn nhiệm CBQL.
3.2.3.4. Cách thức tiến hành biện pháp
- Phòng GD&ĐT phối hợp với Phòng Nội vụ tham mưu cho UBND huyện, xây dựng kế hoạch, biện pháp điều động, luân chuyển cán bộ thuộc phạm vi quản lý của UBND huyện, làm tờ trình đề nghị xin ý kiến của Thường trực Huyện ủy, sau đó UBND huyện ra quyết định điều động, luân chuyển cán bộ quản lý.
- Sau khi UBND huyện thông qua kế hoạch, phòng GD&ĐT tham mưu cho UBND huyện điều động luân chuyển từng trường hợp trong từng thời điểm thích hợp. Từng thời điểm, từng đối tượng cụ thể đều phải làm tờ trình báo cáo và có ý kiến chỉ đạo của UBND huyện. Trước khi triển khai, cần phải kiểm tra lại thấy khơng cịn vướng mắc gì từ cả hai phía (nơi đi và nơi nhận cơng tác) thì mới tiến hành thực hiện.
- Trước khi điều động, luân chuyển Lãnh đạo Phịng GD&ĐT cần gặp gỡ để thơng báo quyết định của UBND huyện, giải thích cho cán bộ rõ về mục đích, yêu cầu điều động, luân chuyển và nhiệm vụ sắp tới, đồng thời lắng nghe ý kiến đề xuất của cán bộ và động viên họ nhận nhiệm vụ.
- Tham mưu với UBND huyện ban hành quyết định điều động, luân chuyển và trực tiếp chuyển quyết định đến nơi thực hiện. Trong quyết định phải ghi rõ người thực hiện và các chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý được điều động, luân chuyển.
- Gặp gỡ lãnh đạo đơn vị cũ và đơn vị mới khi người cán bộ quản lý đi và đến nơi làm việc để tạo ra những ấn tượng tốt và khơng khí thuận lợi khi cán bộ mới đến nhận nhiệm vụ.
- Xử lý các trường hợp vướng mắc trong quá trình điều động luân chuyển như từ chối, không muốn chấp hành quyết định, chần chừ, thoái thác... Sau khi xử lý song các khúc mắc, chuyển hồ sơ cán bộ đến cơ quan quản lý mới để theo dõi, đánh giá.
Ngoài chế độ trợ cấp một lần, phụ cấp thu hút theo quy định của Chính phủ đối với cán bộ quản lý, giáo viên được điều động, luân chuyển đến công tác tại các trường chuyên biệt, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Đầu tư xây nhà công vụ, cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho cán bộ quản lý thực hiện nhiệm vụ điều động, luân chuyển công tác tại xã nhà, xa gia đình. Đặc biệt là nhà công vụ, điều kiện sinh hoạt như điện nước ở các trường tiểu học huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ còn rất thiếu thốn như hiện nay.
3.2.3.5. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Lãnh đạo Phòng GD&ĐT, cán bộ tham mưu về công tác cán bộ và CBQL các trường tiểu học phải thường xuyên được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới về các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với công tác cán bộ.
- Phải nắm vững nguyên tắc về công tác cán bộ, thực hiện tốt những quy trình, quy định trong công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm CBQL; thận trọng trong đánh giá, chọn lựa, mạnh dạn sử dụng cán bộ có năng lực, trẻ tuổi để phát triển.
- Cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ phù hợp cho CBQL được điều động luân
chuyển đến đơn vị mới có điều kiện sinh hoạt làm việc khó khăn để họ yên tâm công tác đảm bảo hiệu quả công việc tốt.