Những yêu cầu đối với CBQL theo chuẩn hiệu trưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường tiểu học huyện yên lập, tỉnh phú thọ theo chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học (Trang 34 - 35)

1.5. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng tiểu học theo chuẩn

1.5.8. Những yêu cầu đối với CBQL theo chuẩn hiệu trưởng

Thông tư số 14/2011/TT-BGD&ĐT ngày 08/04/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về chuẩn Hiệu trưởng trường tiểu học thì Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp:

Có quan điểm, lập trường và bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định; nắm vững đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; biết biến nhận thức chính trị của mình thành nhận thức của mọi người; tạo được lịng tin và lơi cuốn mọi người tham gia.

Phải hiểu và nắm vững pháp luật nói chung và những ngành Luật liên quan đến giáo dục nói riêng để trong q trình làm việc khơng vi phạm pháp luật.

Đạo đức nghề nghiệp là chuẩn mực về phẩm chất của con người, được xã hội chấp nhận. Tiêu chuẩn về đạo đức đòi hỏi CBQL phải tuân thủ theo các chuẩn mực nhất định, biểu lộ qua ý thức đối với xã hội, qua thái độ công tác, qua hành vi đối với lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể được mọi người đồng tình ủng hộ và thừa nhận, là điều kiện củng cố và phát huy vai trò của họ trong tập thể.

Tác phong của CBQL thể hiện qua phương pháp và nghệ thuật ứng xử để thực hiện nhiệm vụ. Tuỳ thuộc vào phẩm chất đạo đức, tài năng cá nhân và môi trường điều kiện cụ thể, mỗi người có tác phong riêng. Nhưng muốn quản lý và

động viên được người khác và có hiệu quả thì phải có tác phong làm việc khoa học, nói đi đơi với làm. Đây là chuẩn mực quan trọng đối với CBQL, đồng thời là tiêu chí cơ bản để đánh giá CBQL.

- Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm:

CBQL phải là người am hiểu về chun mơn, có trình độ cao và có sự am hiểu tường tận chun mơn của ngành mình để giúp việc hoạch định chiến lược, kế hoạch, phát triển nhà trường đúng hướng, tổ chức thực hiện mục tiêu QLGD và mục tiêu cấp học một cách hiệu quả nhất.

Có nghiệp vụ sư phạm vững vàng, có khả năng hướng dẫn tư vấn, giúp đỡ giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của giáo dục tiểu học và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc nơi công tác phục vụ cho hoạt động quản lý và giáo dục.

- Năng lực quản lý trường tiểu học:

CBQL là người hiểu biết và nắm vững nghiệp vụ quản lý; xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường; quản lý, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá tồn bộ hoạt động của nhà trường. Do đó địi hỏi người CBQL phải là người có bản lĩnh, có khả năng nhạy cảm, linh hoạt, khả năng quan sát nắm bắt được các nhiệm vụ từ tổng thể đến chi tiết để tổ chức cho hệ thống hoạt động đồng bộ, có hiệu quả, là người biết cách tổ chức lao động, biết sử dụng đúng người, đúng việc, đánh giá đúng con người, biết xử lý tốt các mối quan hệ trong và ngoài hệ thống.

- Năng lực tổ chức phối hợp với gia đình học sinh, cộng đồng và xã hội: Làm tốt cơng tác phối hợp với gia đình học sinh trong việc tuyên truyền mục tiêu giáo dục của nhà trường, phối hợp tốt với gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh thực hiện giáo dục toàn diện đối với học sinh.

Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương, tổ chức huy động các nguồn lực của các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội và các cá nhân trong cộng đồng, thực hiện công khai các nguồn lực và kết quả giáo dục theo quy định để xây dựng nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường tiểu học huyện yên lập, tỉnh phú thọ theo chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học (Trang 34 - 35)