Đánh giá chung chất lượng đội ngũ CBQL các trường tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường tiểu học huyện yên lập, tỉnh phú thọ theo chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học (Trang 55 - 56)

2.2. Thực trạng đội ngũ CBQL các trƣờng tiểu học huyện Yên Lập tỉnh

2.2.5. Đánh giá chung chất lượng đội ngũ CBQL các trường tiểu học

huyện Yên Lập

2.2.5.1. Điểm mạnh

- Đội ngũ CBQL các trường tiểu học huyện Yên Lập có lập trường tư tưởng vững vàng, 100% có trình độ đào tạo đạt chuẩn trở lên, tỷ lệ CBQL có trình độ đào tạo trên chuẩn khá cao. Hầu hết đội ngũ CBQL trường tiểu học luôn gương mẫu, được phụ huynh và nhân dân tín nhiệm.

- Đội ngũ CBQL có ý thức và tinh thần trách nhiệm cao; thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có năng lực tổ chức và chỉ đạo giáo viên trong việc triển khai đầy đủ các hoạt động giáo dục; đồng thời có hiểu biết nhất định về quản lý trường tiểu học theo các văn bản quy định; biết huy động các nguồn lực để xây dựng CSVC, bổ sung thiết bị nhà trường; biết tạo ra môi trường làm việc hiệu quả, gương mẫu trong học tập và lao động.

- Hầu hết đội ngũ CBQL các trường tiểu học được bổ nhiệm từ những giáo viên giỏi, có năng lực chun mơn vững vàng, có uy tín trong tập thể giáo viên và học sinh, được nhân dân địa phương quý mến, tín nhiệm.

2.2.5.2. Điểm yếu

- Một số CBQL còn hạn chế về nghiệp vụ quản lý, thiếu kinh nghiệm xử lý tình huống thực tiễn, lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ theo thực tế của địa phương, đơn vị. Một vài đồng chí CBQL chưa đáp ứng được trước những yêu cầu đổi mới trong công tác quản lý giáo dục và sự phát triển của xã hội.

- Một số CBQL kỹ năng quan hệ giao tiếp còn hạn chế, chưa chủ động liên hệ phối hợp với các cấp, các ngành, chính quyền địa phương để huy động sự quan tâm chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục của nhà trường.

- Trình độ lý luận chủ yếu là trình độ trung cấp, được đào tạo tại chức theo hình thức vừa học vừa làm. Trình độ quản lý giáo dục cũng chỉ chủ yếu qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục; trình độ ngoại ngữ, tin học thấp, khả năng khai thác và sử dụng thông tin, ứng dụng CNTT để phục vụ công tác QLGD còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

2.2.5.3. Nguyên nhân của các mặt còn yếu kém là:

- Huyện ủy, UBND huyện Yên Lập chưa quan tâm đúng mức đến việc phát triển đội ngũ CBQL giáo dục, cơng tác quy hoạch mang nặng tính hình thức, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dự nguồn thực hiện chưa thường xuyên, hiệu quả.

- Số CBQL mới được bổ nhiệm quản lý chưa có kinh nghiệm trong quản lý, trong cơng việc cịn lúng túng, nhất là trong cơng tác quản lý tài sản và tài chính,cịn quen với cách thức quản lý trơng đợi sự chỉ đạo từ các cơ quan quản lý cấp trên; chưa chủ động, sáng tạo trong việc triển khai nhiệm vụ.

- Ý thức tự học hỏi, tự bồi dưỡng, cập nhật tri thức mới, bổ sung, nâng cao trình độ quản lý giáo dục để thích ứng với yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục của một số cán bộ quản lý chưa cao.

- Công tác kiểm tra của các cấp quản lý chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm trong chức trách được giao. Chưa sử lý kỷ luật, đối với những cán bộ quản lý thiếu ý thức trách nhiệm trong quản lý, hoặc năng lực quản lý yếu. Việc điều động, luân chuyển cán bộ quản lý gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Như đối với xã Trung Sơn không thể luân chuyển cán bộ nữ lên làm công tác quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường tiểu học huyện yên lập, tỉnh phú thọ theo chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học (Trang 55 - 56)