1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.4. Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp
1.2.4.1. Khái niệm chuẩn nghề nghiệp giáo viên
năng chuyên mơn; năng lực sư phạm; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống mà người GV cần có để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục của mình. Mục đích của chuẩn nghề nghiệp GV bao gồm: làm căn cứ cho các GV tự đánh giá để tự hoàn thiện và nâng cao năng lực nghề nghiệp; làm căn cứ để tổ chuyên môn hoặc hiệu trưởng đánh giá, giúp đối tượng đánh giá phát triển nghề nghiệp của mình; là một căn cứ để xây dựng và thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng GV [16, tr.222]
Chuẩn NNGVTH là một hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm mà GVTH cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu GDTH. [5]
1.2.4.2. Khái niệm chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học
Theo điều 2, quy định Chuẩn NNGVTH định nghĩa:
1. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm mà giáo viên tiểu học cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục tiểu học.
2. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và mục tiêu của giáo dục tiểu học ở từng giai đoạn. [5]
Mục đích
(i) Làm cơ sở để xây dựng, đổi mới nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng GVTH ở các khoa, trường cao đẳng, đại học sư phạm.
(ii) Giúp GVTH tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ.
(iii) Làm cơ sở để đánh giá GVTH hàng năm theo Quy chế đánh giá xếp loại GV mầm non và GV phổ thông công lập ban hành kèm theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội Vụ, phục vụ công tác quy hoạch, sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ GVTH.
(iv) Làm cơ sở để đề xuất chế độ, chính sách đối với GVTH được đánh giá tốt về năng lực nghề nghiệp nhưng chưa đáp ứng điều kiện về văn bằng của ngạch ở mức cao hơn.
Ý nghĩa
Chuẩn NNGVTH đã đặt ra những yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, lối sống; kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp đối với GV trước nhiệm vụ đổi mới chương trình giáo dục nhằm phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Đây là cơ sở rất quan trọng để các cấp quản lý giáo dục và các cơ sở đào tạo GV thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng GV theo chuẩn – nhiệm vụ mà trước đây ngành giáo dục đã thực hiện nhưng chưa có Chuẩn để làm theo. [19; tr.132]. Mặt khác, Chuẩn NNGVTH đáp ứng sự phát triển mang tính khách quan, theo xu hướng chung của thế giới và sự phát triển giáo dục của nước ta; Chuẩn NNGV là sự tiếp cận đối với thế giới trong quản lí giáo dục hiện đại thời kỳ đất nước hội nhập quốc tế - Việt Nam ra nhập tổ chức Thương mại thế giới; Xây dựng và quản lý chất lượng ĐNGV dựa trên cùng một chuẩn thống nhất – Chuẩn nghề nghiệp.
Tác dụng của việc đánh giá GVTH theo Chuẩn
Một là: Việc đánh giá GV theo Chuẩn góp phần tăng cường trách
nhiệm của GV, cán bộ quản lý trong việc thực hiện nhiệm vụ dạy học; thúc đẩy quá trình tự học, từ rèn luyện bản thân của GV để nâng cao trình độ, kĩ năng sư phạm phù hợp với các tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp.
Hai là: Giúp GV tự đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống,
năng lực nghề nghiệp, qua đó nhận rõ được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất đạo đức và nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp.
Ba là: Giúp cho việc đánh giá GV đảm bảo được tính khách quan, dân
chủ, cơng bằng và tồn diện hơn.
có thể phát hiện được điểm yếu, điểm mạnh của từng GV, từng tổ chuyên mơn. Từ đó giúp đạo nhà trường có kế hoạch phù hợp trong cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ và các công tác tổ chức khác.
1.2.4.3. Khái niệm phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học đáp ứng chuẩn