Đánh giá chung về thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên tiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học (Trang 67 - 72)

2.6.1. Mặt mạnh (S)

Trong lĩnh vực giáo dục Huyện Yên Sơn đã xác định đúng mục tiêu quản lý ĐNGV trường tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục, dự kiến được nguồn lực để thực hiện quy hoạch đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn.

Việc thực hiện quy trình tuyển chọn, sử dụng, luân chuyển,…ĐNGV cơ bản đúng với các quy định của Đảng và Nhà nước, sử dụng ĐNGV khá hợp lý, đa số phát huy tốt năng lực của mình.

Huyện đã quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV ở các trường tiểu học; đã tạo điều kiện, cử cán bộ, GV đi học nâng cao trình độ chun mơn, trình độ quản lý và lý luận chính trị.

Cơng tác kiểm tra đã có sự đổi mới, đã tiến hành kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra tồn diện đối với cơng tác giảng dạy của GV; chất lượng công tác kiểm tra, đánh giá ngày càng được nâng lên.

Cơng tác thực hiện chế độ, chính sách, khen thưởng, kỷ luật từng bước được cải thiện.

2.6.2. Mặt yếu (W)

Công tác luân chuyển GV ở các trường tiểu học còn nhiều bất cập, chưa đảm bảo các tiêu chuẩn quy định; Việc bãi miễn cán bộ quản lý hầu như khơng có. Chưa mạnh dạn bổ nhiệm cán bộ trẻ có năng lực, có triển vọng phát triển. Do đó, việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển chưa thực sự động viên, khích lệ được đội ngũ cán bộ quản lý và GV.

Các chính sách khuyến khích cán bộ, GV đi học các lớp bồi dưỡng chưa có tính khả thi. Cơng tác bồi dưỡng cho đội ngũ kế cận, dự nguồn trong quy hoạch cán bộ quản lý trước khi bổ nhiệm chưa tốt.

Huyện vẫn chưa huy động được nguồn lực vật chất để thực hiện tốt các chính sách đãi ngộ đối với GV, chưa có nhiều cơ chế, chế độ đãi ngộ riêng, khuyến khích ĐNGV trường tiểu học để họ tận tâm, tận lực trong công việc,

cũng như khuyến khích đối với những người có năng lực thực sự để họ nỗ lực phấn đấu phát triển.

Số lượng GV chưa đủ để thực hiện chương trình dạy 2 buổi trên ngày, đặc biệt GV dạy các môn chuyên Âm nhạc, Mỹ thuật, Ngoại ngữ, Tin học và Thể dục thiếu trầm trọng, do đó chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục toàn diện và chủ trương phát triển ngoại ngữ và tin học trong nhà trường phổ thông.

Thực trạng chuẩn đào tạo của ĐNGVTH đạt ở mức độ tốt (100%) nhưng năng lực thực tế trong quá trình giảng dạy lại chưa tương xứng, kỹ năng sư phạm chưa đáp ứng được yêu cầu mới của giáo dục nói chung hiện nay.

Cơng tác kiểm tra, đánh giá GV cịn nhiều bất cập, đơi khi rất đại khái và cịn cả nể, kèm theo việc tiêu chí đánh giá khơng rõ ràng, cụ thể nên việc đánh giá vẫn cịn cảm tính, chưa sát thực tế.

Khả năng tự học, tự bồi dưỡng của cán bộ, GV chưa cao nên tạo ra rào cản trong việc phát triển đội ngũ vững mạnh.

2.6.3. Cơ hội (O)

Đảng và Nhà nước quan tâm, có nhiều chủ trương, chính sách phát triển GD&ĐT. Bộ GD&ĐT đã ban hành chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học, chuẩn NNGVTH và các thông tư hướng dẫn triển khai thực hiện. bên cạnh đó tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Huyện ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững, kinh tế tăng trưởng nhanh; đời sống nhân dân từng bước được cải thiện; quan tâm nhiều hơn đến công tác phát triển GD&ĐT.

Đội ngũ cán bộ quản lý, GV các trường tiểu học hầu hết có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn cao, chun mơn, nghiệp vụ vững vàng, nhiệt tình, tâm huyết với sự nghiệp GD&ĐT của huyện.

Vấn đề hội nhập khu vực và quốc tế trong lĩnh vực giáo dục hiện nay cũng là cơ hội để GV học hỏi kinh nghiệm giảng dạy, tiếp cận với các nền giáo dục, mơ hình trường học tiên tiến trên thế giới.

2.6.4. Nguy cơ (T)

nhỏ bé, là huyện thuần nơng nên nguồn thu hạn hẹp, do đó đầu tư cho phát triển giáo dục, nhất là đầu tư cơ sở vật chất còn hạn chế.

ĐNGV trường tiểu học cịn hạn chế về ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học, trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Việc phân cấp quản lý về GD&ĐT vẫn còn bất cập, nhất là về tài chính, quản lý GV và quản lý cán bộ.

Tác động của cơ chế thị trường đối với lĩnh vực giáo dục có thể khiến cho một bộ phận cán bộ GV sa sút về phẩm chất đạp đức, giảm đi đáng kể tâm huyết dành cho nghề giáo của họ.

2.6.5. Các nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

2.6.5.1. Nguyên nhân khách quan

(i) Sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền địa phương chưa thường xuyên chưa đúng mức, sự phối kết hợp của các ban, ngành đoàn thể chưa chặt chẽ.

(ii) Cơ chế, chính sách đãi ngộ đối với nhà giáo chưa thoả đáng, cịn mang tính cào bằng.

(iii) ĐNGV chủ yếu là GV người địa phương được đào tạo nhiều hệ, một số bồi dưỡng để đạt chuẩn nhưng năng lực yếu.

(iv) Công tác tăng cường CSVC, trang thiết bị và các chính sách đãi ngộ cịn nhiều mặt hạn chế.

(v) Tỷ lệ GV chuẩn về bằng cấp và số GV có kiến thức chun mơn, kỹ năng sư phạm chưa tương xứng.

(vi) Chất lượng đào tạo của các trường sư phạm cịn hạn chế, thiếu tính bám sát thực tế trường phổ thông. Nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên chưa đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện đại.

(vii) Công tác quản lý kiểm tra, đánh giá trong khi đào tạo, bồi dưỡng của các hình thức tại chức, chuyên tu, từ xa chưa thật tốt đã tạo ra các sản phẩm chưa đạt chuẩn.

đầu các đơn vị cơ sở giáo dục chưa được coi trọng, tư duy giáo dục chậm đổi mới, thiếu nhạy bén.

2.6.5.2. Nguyên nhân chủ quan

(i) Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ chưa được thực hiện một cách chu đáo, thiếu các biện pháp thực hiện do vậy tính khả thi khơng cao.

(ii) Cán bộ quản lý, ĐNGV chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng ĐNGV cịn coi nhẹ cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giữ gìn phẩm chất đạo đức trong đội ngũ nhà giáo và CBQLGD, cịn bng lỏng quản lý, vẫn cịn hiện tượng một bộ phận đáng kể GV chây ì, ngại đổi mới, khơng có ý thức học tập nâng cao trình độ.

(iii) Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cịn hình thức, việc tự học, tự bồi dưỡng chưa trở thành thói quen, nhu cầu tâm huyết.

(iv) Cơng tác kiểm tra, đánh giá, xếp loại cịn nặng tính hình thức, chạy theo bệnh thành tích.

(v) Việc đổi mới thi đua, khen thưởng chưa được tiến hành đồng bộ thường xuyên, liên tục, chưa động viên được GV.

Kết luận chƣơng 2

Thực trạng phát triển ĐNGVTH huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đã

được điều tra, nghiên cứu trên ý kiến đóng góp của 500 người là các CBQL và GV Phòng GD&ĐT và các trường tiểu học trên địa bàn huyện.

Đề tài tiến hành khảo sát và thu được kết quả trên 03 nội dung:

(1) Thực trạng phẩm chất, kiến thức, kỹ năng sư phạm của ĐNGVTH

trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang theo chuẩn nghề nghiệp; (2) Thực trạng phát triển ĐNGVTH trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh

Tuyên Quang theo chuẩn nghề nghiệp;

(3) Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ĐNGVTH trên địa

bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang theo chuẩn nghề nghiệp;

Qua 15 bảng số liệu và 02 biểu đồ, kết quả khảo sát cho thấy, Phòng GD&ĐT huyện Yên Sơn đã thực hiện tốt nhất nội dung Tuyển dụng, sử dụng,

luân chuyển đội ngũ giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp và hiện đang

gặp nhiều khó khăn trong Kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên tiểu học theo

chuẩn nghề nghiệp.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ĐNGVTH huyện Yên Sơn; đặc biệt, các yếu tố thuộc về Phòng GD&ĐT và đội ngũ giáo viên được đánh giá là có ảnh hưởng lớn nhất.

Kết quả nghiên cứu ở chương 2 đóng vai trị là cơ sở thực tiễn quan trọng cho việc đề xuất các biện phát triển ĐNGVTH phù hợp với bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, để tạo nguồn nhân lực có chất lượng, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trường tiểu học, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả GDTH của huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

Chƣơng 3

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG THEO

CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TIỂU HỌC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)