Xây dựng kế hoạch tổng thể về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học (Trang 72 - 77)

3.2. Đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện

3.2.1. Xây dựng kế hoạch tổng thể về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu

học, xác định tỷ lệ giáo viên trên lớp đáp ứng với từng giai đoạn

3.2.1.1 Mục đích của biện pháp

từng năm, hoặc giai đoạn 5 năm, 10 năm dự báo nhu cầu phát triển ĐNGV là nhiệm vụ của các cấp quản lý giáo dục nhằm đảm bảo số lượng, chất lượng, cơ cấu ĐNGV để đảm bảo theo định mức, đáp ứng yêu cầu phát triển của GDTH, đáp ứng được yêu cầu mục tiêu phát triển giáo dục, đảm bảo thực hiện tốt nhất chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục. Đây là cơ sở để các cấp quản lý bố trí nguồn lực vật chất, các điều kiện đảm bảo, xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển chọn, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng... Bảo đảm sự cân đối về ĐNGV giữa các vùng, các trường, các môn học. Sử dụng tiết kiệm đội ngũ, khắc phục sự chênh lệch chất lượng giữa các vùng, các trường, khắc phục tình trạng thiếu GV hiện nay đối với việc dạy học hai buổi/ ngày, dạy học lớp ghép và dạy các môn thể dục, tin học, ngoại ngữ làm cho ĐNGV ngày càng phát triển phù hợp với yêu cầu giáo dục của mỗi giai đoạn. Hồn thiện cơ cấu chính trị của đội ngũ, làm cho ĐNGV phát triển một cách tồn diện; Bố trí bảo đảm hợp lý, cân đối trong cơ cấu giới tính, độ tuổi; Cơ cấu đội ngũ theo hướng hợp lý hoá cư trú, tạo nên sự ổn định lâu dài giúp GV yên tâm công tác.

3.2.1.2 Nội dung của biện pháp

Thu thập thông tin quy mô phát triển GDTH, về ĐNGV. Trên cơ sở đánh giá thực trạng quy mô phát triển giáo dục mầm non, tiểu học tổ chức điều tra, khảo sát thực trạng phát triển ĐNGVTH trong những năm qua và dự báo về phát triển quy mơ cấp tiểu học, Phịng GD& ĐT phối hợp với UBND huyện, tham mưu với UBND Tỉnh xây dựng quy hoạch, dự báo nhu cầu về số lượng, yêu cầu về chất lượng, cơ cấu, trình độ đào tạo, điều tra thực trạng GV giữa các huyện, thành phố, cụ thể đến các trường vùng khó khăn, vùng thuận lợi để điều chỉnh, bố trí số lượng, chất lượng cho hợp lý; làm cơ sở cho thực hiện chế độ chính sách.

- Lập kế hoạch phát triển ĐNGV: Xác định nhu cầu số lượng, cơ cấu, chất lượng theo thời gian hàng năm.

- Trên cơ sở quy hoạch mạng lưới trường lớp và số GV hiện có của từng huyện, từng trường, tính tốn số GV văn hố cùng số GV dạy các môn

đặc thù để tiến hành điều chuyển; luân chuyển trên tinh thần đảm bảo sự cân đối về tỷ lệ GV/lớp, tỷ lệ này cần được xem xét trong các mối quan hệ với sĩ số học sinh/lớp, các nội dung lao động tăng thêm khi áp dụng chương trình mới, bổ sung thêm mơn dạy mới và hoạt động mới.

Nếu số học sinh quá cao trên 1 lớp học thì việc áp dụng định mức GV/lớp chưa thể coi là đủ. Mặt khác với đặc điểm là giáo dục tiểu học vùng khó khăn có những điểm lẻ cách điểm chính hoặc cách trung tâm xa (có nơi gần 20km), số lượng học sinh ít phải học lớp ghép vì vậy bình quân học sinh/ lớp trong trường hợp đó lại thấp. Nếu tính đầu học sinh để chia lớp theo điều lệ nhà trường thì tỷ lệ GV được giao biên chế khơng đảm bảo cho GDTH của huyện.

Khi đổi mới chương trình, sách giáo khoa áp dụng các công nghệ hiện đại vào dạy học thì các khâu soạn giảng, chuẩn bị trước giờ giảng tăng lên. Việc tổ chức dạy học tăng thời lượng, bổ sung thêm môn dạy mới cũng cần bổ sung GV, hiện cần có đủ GV dạy các mơn Âm nhạc, Thể dục, Mỹ thuật, Ngoại ngữ, Tin học cho các nhà trường. Hiện tại GV thể dục,GV tin học chưa có biên chế trong trường tiểu học, điều đó cũng cần phải có sự xem xét.

Thực trạng ĐNGVTH của huyện hiện đang có tình trạng mất cân đối, GV dạy các mơn văn hố có tỷ lệ thừa khi dạy một buổi/ngày nhưng thiếu khi dạy 2 buổi/ngày, các GV dạy mơn đặc thù có nơi thừa, nơi thiếu đặc biệt là thiếu GV dạy các bộ môn: Thể dục, tin học, ngoại ngữ, đặc biệt theo lộ trình kế hoạch dạy học ngoại ngữ giai đoạn 2008-2020 ĐNGV Tiếng Anh tiểu học tiếp tục phải được bổ sung để dạy được đủ 4 tiết/tuần. Trong những năm tới theo dự báo của công tác dân số thì số học sinh tiểu học tiếp tục ổn định, có chiều hướng tăng nhẹ vì vậy ĐNGV phải được bổ sung để đáp ứng với tình hình giáo dục hiện nay.

Hiện nay Huyện Yên Sơn vẫn tiếp tục triển khai công tác phổ cập GDTH đúng độ tuổi. Một bộ phận ĐNGV hiện tại vừa đảm đương các

nhiệm vụ giảng dạy chính khố vừa tham gia các hoạt động phổ cập tiểu học và chống tái mù, vì vậy việc sắp xếp bố trí phải hợp lý để hồn thành tốt các nhiệm vụ.

Phịng GD&ĐT tiếp tục có kế hoạch tham mưu tuyển dụng, hợp đồng hàng năm để tăng cường GV cho các trường vùng khó. Đồng thời phải chú ý để từng trường, từng cụm trường đều đảm bảo có tỷ lệ GV có trình độ cao, GV giỏi làm nòng cốt cho công tác bồi dưỡng tại chỗ cho việc đổi mới phương pháp dạy và học.

3.2.1.3 Cách thức thực hiện biện pháp

- Xây dựng bản đề cương kế hoạch 5 năm, định hướng 10 năm, kế hoạch thực hiện từng năm trình ban chỉ đạo, tiếp thu ý kiến.

- Xây dựng bản dự thảo kế hoạch mang tính chiến lược, kế hoạch hàng năm, tổ chức xin ý kiến rộng rãi trong các nhà quản lý giáo dục, các ban ngành của tỉnh có liên quan như: Sở Nội vụ, Sở Lao động Thương Binh và Xã hội, Sở Tài chính, Cục thống kê... tiếp thu ý kiến, chỉnh sửa, bổ sung.

- Xây dựng bản kế hoạch chính thức; bản kế hoạch có các nội dung cơ bản sau:

+ Căn cứ xây dựng kế hoạch;

+ Các yếu tố tác động đến phát triển ĐNGVTH (kinh tế -xã hội; địa hình; dân số lao động);

+ Thực trạng phát triển đội ngũ 5 năm qua; + Quy mô, chất lượng cấp học;

+ Thuận lợi và thách thức;

+ Kế hoạch phát triển (mục tiêu tổng quát; các chỉ tiêu về số lượng, cơ cấu, chất lượng đội ngũ; nhiệm vụ cụ thể; điều kiện đảm bảo; giải pháp thực hiện; lộ trình thực hiện...).

+ Tổ chức thực hiện (bố trí nguồn kinh phí, phân cơng trách nhiệm các tổ chức cá nhân liên quan).

phản hồi, thẩm định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt (UBND tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh).

3.2.1.4 Điều kiện để thực hiện biện pháp

(i) Chỉ đạo quy hoạch cơ cấu đội ngũ theo chuyên môn để đảm bảo giáo dục toàn diện, tiết kiệm đội ngũ, từng bước chấm dứt tình trạng vừa thừa, vừa thiếu. Cơ cấu hợp lý về thành phần chính trị, phẩm chất đạo đức của đội ngũ nhằm đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, sự hoạt động có hiệu quả của các đồn thể trong nhà trường. Cơ cấu hợp lý theo nơi cư trú, sự hợp lý hố gia đình để ổn định đội ngũ lâu dài. Cơ cấu hợp lý về trình độ đạt chuẩn, trên chuẩn của GV phù hợp với khả năng thực tế về đào tạo.

(ii) Việc thống nhất giữa ngành GD&ĐT với tổ chức chính quyền địa phương quy hoạch ĐNGV đảm bảo về: Phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm trong những năm gần đây bắt đầu được chú ý quan tâm đúng mức

(iii) Quy hoạch cán bộ phải quán triệt quan điểm: Đảng thống nhất lãnh đạo và quản lý đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng thời phải phát huy trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân trong quy hoạch. Phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị của tổ chức, cơ quan, đơn vị; phải quán triệt sâu sắc yêu cầu, nhiệm vụ trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

(iv) Quy hoạch đội ngũ CBGV phải xây dựng được tiêu chuẩn, chức danh cụ thể, phải gắn chặt với việc đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, lựa chọn đúng cán bộ; phải có tầm nhìn, phải khách quan, cơng tâm. Việc đánh giá đúng cán bộ, công chức, viên chức không chỉ là để khen, chê mà quan trọng hơn là nhằm phát hiện những nhân tố tích cực, có triển vọng để bồi dưỡng, tuyển chọn họ vào quy hoạch cán bộ.

(v) Quy hoạch ĐNGV trường tiểu học phải gắn chặt với việc bồi dưỡng. Nếu chỉ có quy hoạch mà khơng chú ý đến việc bồi dưỡng để cán bộ tự thân vận động thì họ khó có định định hướng để phấn đấu, chậm trưởng thành và phát triển không vững chắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)