Thực trạng tạo động lực, tạo môi trường làm việc cho đội ngũ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học (Trang 63 - 66)

2.4. Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Yên Sơn,

2.4.5. Thực trạng tạo động lực, tạo môi trường làm việc cho đội ngũ

giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

Bảng 2.14. Thực trạng tạo động lực, tạo môi trường làm việc cho đội ngũ GVTH huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang theo chuẩn nghề nghiệp

TT Nội dung tạo động lực, tạo môi trường làm việc cho đội ngũ GVTH theo chuẩn nghề nghiệp

Mức độ thực hiện

ĐTB

Tốt TB Kém

SL % SL % SL %

1 Xây dựng chế độ chính sách như: lương, phụ cấp ưu đãi, chính sách thu hút, chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng GV

222 44.4 274 54.8 4 0.8 2.44

2 Các điều kiện cơ sở vật chất thiết bị, đồ dùng

học tập phục vụ việc dạy học 216 43.2 281 56.2 3 0.6 2.43

3 Động viên, khen thưởng GV kịp thời 190 38 305 61 5 1 2.37

4 Thực hiện công tác trách phạt và kỷ luật GV 208 41.6 290 58 2 0.4 2.41

Bảng 2.14 chỉ ra rằng, các CBQL và ĐNGVTH trên địa bàn huyện đánh giá hoạt động Động viên, khen thưởng giáo viên kịp thời không cao,

điểm số đạt được thấp nhất (2.37) trong số 4 hoạt động của nội dung Tạo động lực, tạo môi trường làm việc cho đội ngũ giáo viên tiểu học đáp ứng theo chuẩn nghề nghiệp.

Tìm hiểu thêm về vấn đề này, cô giáo T.H.H cho biết: “Nhiều quy định

trong chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhà giáo chậm được bổ sung, sửa đổi, như: chế độ cho GV đi bồi dưỡng tập trung; chế độ làm việc và định mức lao động của nhà giáo; Chế độ thanh toán tiền lương dạy thêm giờ và phụ cấp dạy lớp ghép,…”

Ý kiến của giáo viên H.N.L bổ sung thêm: “Bất cập trong việc thực hiện các chính sách đãi ngộ đối với nhà giáo, cụ thể như: chưa giải quyết triệt để bất hợp lý trong hệ thống thang, bảng lương, chế độ phụ cấp cho nhà giáo, chế độ đối với GV hợp đồng; thu nhập của nhà giáo ở các trường công lập và ngồi cơng lập có khác biệt lớn; đời sống của phần đơng nhà giáo vẫn cịn khó khăn, điều kiện làm việc cịn hạn chế nên bản thân họ chưa thực sự yên tâm cơng tác, thậm chí ở một số trường đã có hiện tượng GV xin nghỉ việc, chuyển chỗ, bỏ nghề.”

Như vậy, trong gian tới cần khắc phục ngay những tồn tại hạn chế nêu trên. Các chế độ chính sách đối với ĐNGVTH và cán bộ quản lý giáo dục cần được luật hóa để bảo đảm giá trị pháp lý và hiệu lực thi hành cao, bảo đảm điều chỉnh công bằng đối với tất cả GV và cán bộ quản lý ở trường tiểu học, đặc biệt là về các chính sách, chế độ trong tuyển dụng (xoá bỏ phân biệt “GV trong biên chế” và “GV hợp đồng”), điều động, luân chuyển, sử dụng và quản lý đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với các chức danh cán bộ quản lý giáo dục; các chính sách, chế độ bảo hiểm bắt buộc (bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội), tiền thưởng, phúc lợi (phúc lợi tập thể, phúc lợi xã hội, trợ cấp, nhà ở cơng vụ...) và các khoản thu nhập chính đáng khác (ngoài tiền lương) của ĐNGV và cán bộ quản lý giáo dục.

Đánh giá chung về thực trạng phát triển ĐNGVTH huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang theo chuẩn nghề nghiệp

Từ bảng số liệu 2.9 đến 2.13, bức tranh về thực trạng phát triển ĐNGVTH huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang theo chuẩn nghề nghiệp đã được sáng tỏ. Bảng 2.15 và biểu đồ 2.1 dưới đây sẽ thể hiện rõ thực trạng này.

Bảng 2.15. Thực trạng phát triển ĐNGV huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quangtheo chuẩn nghề nghiệp

TT Nội dung phát triển ĐNGVTH theo chuẩn nghề nghiệp Điểm TB

1 Xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGVTH theo chuẩn nghề nghiệp 2.39

2 Tuyển dụng, sử dụng, luân chuyển ĐNGVTH theo chuẩn nghề nghiệp 2.45

3 Bồi dưỡng đạt chuẩn và bồi dưỡng nâng chuẩn ĐNGV 2.42

4 Kiểm tra, đánh giá ĐNGVTH theo chuẩn nghề nghiệp 2.37

5 Tạo động lực, tạo môi trường làm việc cho ĐNGVTH đáp ứng chuẩn nghề nghiệp 2.41

Trung bình chung 2.41

Như vậy, có thể đánh giá thực trạng phát triển ĐNGVTH huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang hiện nay đạt mức trung bình khá (2.41). Với kết quả ở bảng 2.14 cũng cho thấy, nội dung Kiểm tra, đánh giá ĐNGVTH theo chuẩn nghề nghiệp có số điểm đánh giá thấp nhất (2.37) và nội dung Tuyển dụng, sử dụng, luân chuyển ĐNGVTH theo chuẩn nghề nghiệp đạt mức độ đánh giá

cao nhất (2.45).

Biểu đồ 2.1. Thực trạng phát triển ĐNGVTH huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang theo chuẩn nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)