1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
1.5.2. Các yếu tố chủ quan
1.5.2.1. Yếu tố đội ngũ cán bộ quản lý
Đề quản lý tốt hoạt động phát triển ĐNGV trường tiểu học thì người cán bộ quản lý cần phải có kiến thức và năng lực quản lý nhất định đáp ứng được với các hoạt động quản lý cụ thể, đặc biệt quản lý nguồn nhân lực. Người cán bộ quản lý cần phải biết tổ chức thực hiện tốt mục tiêu, chương trình hành động; chịu trách nhiệm phối hợp các nguồn lực bảo đảm ĐNGV của mỗi nhà trường được duy trì và phát triển theo đúng kế hoạch. Mặt khác, đội ngũ CBQL cũng cần phải thường xuyên biết tiếp thu, vận dụng những cái mới vào trong công tác quản lý ĐNGV; làm tốt công tác hướng dẫn cũng như kiểm tra, giám sát tại nhà trường...
1.5.2.2. Yếu tố người giáo viên
Trình độ đào tạo của GV đạt chuẩn hay vượt chuẩn, đào tạo theo hình thức chính qui hay khơng chính qui, chất lượng của cơ sở đào tạo có tác động khơng nhỏ đến mức độ đáp ứng Chuẩn của GV đó. Thực tế cho thấy, trình độ nhận thức của GV góp phần rất lớn trong việc phát triển ĐNGV. Phát huy năng lực, thế mạnh của GV trong giảng dạy, giáo dục và các hoạt động sẽ tạo điều kiện để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đồng thời góp phần quan trọng trong cơng tác phát triển ĐNGV.
Bên cạnh đó, các yếu tố khác cũng góp phần quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động phát triển ĐNGVTH của mỗi nhà trường. Cụ thể như sau:
(1) Mức độ thành thạo nghề nghiệp; (2) Lòng yêu nghề;
(4) Năng động, thích nghi cao, tích cực đổi mới và sáng tạo; (5) Nhu cầu học tập, bồi dưỡng;
(6) Tinh thần, thái độ tích cực tự học, tự bồi dưỡng; (7) Tuổi đời, sức khỏe, giới tính;
(8) Kinh tế gia đình.
1.5.2.3. Yếu tố về học sinh
Đặc điểm về thể chất, tâm lý, đạo đức và khả năng nhận thức là yếu tố cơ bản tác động tới quá trình dạy học và giáo dục của GV. Học sinh có sức khỏe đảm bảo, tinh thần thoải mái và được tạo điều kiện đầy đủ thì việc học tập và tham gia các hoạt động giáo dục khác sẽ dễ dàng và đạt được kết quả phù hợp với mục tiêu giáo dục.
Về năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục là yêu cầu quan trọng đối với GVTH đã được quy định trong chuẩn nghề nghiệp. Vì vậy để đáp ứng được Chuẩn, trong quá trình dạy học, người GV phải nắm vững được tâm sinh lý của trẻ để tạo được phương pháp giáo dục có hiệu quả cao.
Kết luận chƣơng 1
Phát triển ĐNGVTH theo chuẩn NNGVTH là quá trình tiến hành các tác động của chủ thể quản lí theo kế hoạch chủ động và phù hợp với qui luật khách quan để gây ảnh hưởng đến ĐNGVTH nhằm tạo ra một ĐNGV đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo chất lượng theo hướng chuẩn hóa, đáp ứng được các tiêu chí về năng lực nghề nghiệp của GVTH, nhằm thực hiện mục tiêu của GDTH trong công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông, phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Nội dung phát triển ĐNGVTH theo chuẩn nghề nghiệp trong bối cảnh đổi mới giáo dục của Phòng Giáo dục & Đào tạo bao gồm:
(1) Xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGVTH theo chuẩn nghề nghiệp; (2) Tuyển dụng, sử dụng, luân chuyển ĐNGVTH theo chuẩn nghề nghiệp; (3) Bồi dưỡng đạt chuẩn và bồi dưỡng nâng chuẩn ĐNGV;
(4) Kiểm tra, đánh giá ĐNGVTH theo chuẩn nghề nghiệp;
(5)Tạo động lực, tạo môi trường làm việc cho ĐNGVTH theo chuẩn nghề nghiệp.
Hoạt động phát triển ĐNGVTH theo chuẩn NNGVTH chịu ảnh hưởng từ nhóm các yếu tố khách quan và nhóm các yếu tố chủ quan.
Đây chính là khung cơ sở lý luận cơ bản để đề tài tiến hành nghiên cứu, khảo sát thực trạng hoạt động phát triển ĐNGVTH theo chuẩn NNGVTH ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang được trình bày ở chương tiếp theo.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
GIÁO VIÊN TIỂU HỌC HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TIỂU HỌC