1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
1.5.1. Các yếu tố khách quan
1.5.1.1. Chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng và áp dụng chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học
Hiện nay Đảng và Nhà nước ta lại càng phải quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp GD&ĐT nhằm nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ và nhân dân lao động để họ tham gia hội nhập mà vẫn giữ vững truyền thống văn hoá dân tộc đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại làm chủ khoa học tiên tiến. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi của chính sách ưu tiên phát triển giáo dục của Nhà nước, cũng cịn có những cản trở trong q trình thực hiện chính sách.
Theo đánh giá và nhìn nhận khái quát hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện không đầy đủ, thiếu đồng bộ, còn chồng chéo, thiếu kịp thời... nên đã ảnh hưởng đến phát triển ĐNGV. Xuất phát từ yêu cầu thực tế, ngành GD&ĐT cần có ĐNGV có kiến thức, có trình độ chun môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức tốt. Tuy nhiên, các chính sách đãi ngộ đối với GV chưa tương xứng, vì vậy chưa tạo được động lực để GV an tâm công tác và cống hiến hết mình cho sự nghiệp GD&ĐT. Do đó, việc ổn định và phát triển ĐNGV đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo chất lượng trong giai đoạn hiện nay là khó khăn. Bên cạnh đó, do hồn cảnh lịch sử để lại, trong ĐNGVTH hiện nay có người chưa đạt chuẩn đào tạo, nhưng lại dạy giỏi, dạy tốt, có cống hiến nhiều năm, nay đã lớn tuổi. Ðó là vấn đề thực tiễn đang đặt ra với các chuyên gia và cán bộ quản lý giáo dục. Việc đưa ra chuẩn GVTH nhằm làm cho xã hội cũng như ngành hướng tới thực chất năng lực của người GV để đánh giá, chứ khơng chỉ nhìn vào bằng cấp đào tạo. Ðây là một thay đổi quan trọng trong cách nhìn nhận, đánh giá về người GV.
1.5.1.2. Các yếu tố địa lý, kinh tế, xã hội của địa phương
Miền núi là một địa bàn rộng lớn chiếm đến ¾ diện tích tự nhiên của nước ta. Những địa hình hiểm trở bị chia cắt bởi núi cao, vực sâu, sông, suối.
Mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định những đánh giá tổng quát thì trình độ phát triển kinh tế xã hội ở khu vực này còn thấp, kết cấu hạ tầng kém phát triển, đặc biệt là đường giao thơng. Điều đó ảnh hưởng khơng nhỏ đến sự đầu tư, cũng như sự phát triển của giáo dục. Hơn nữa đời sống của đại đa số đồng bào vùng miền dân tộc và miền núi cịn khó khăn; tỉ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo cao nhất cả nước và các vùng khác còn rất lớn. Đây là những cản trở lớn, dẫn đến sự thiếu bình đẳng trong tiếp cận cơ hội học tập và thụ hưởng các gái trị văn hóa, tinh thần; gia tăng khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa các vùng miền.
Đối với học sinh tiểu học, các em khu vực vùng sâu vùng xa sẽ bị hạn chế do hồn cảnh điều kiện khó khăn hơn. Bên cạnh đó, sự đầu tư cho việc học tập của phụ huynh học sinh cho con em mình giữa hai vùng cũng có chênh lệch đáng kể, ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em. Do vậy, với mỗi đối tượng học sinh ở vùng miền khác nhau, điều kiện kinh tế khác nhau thì GV cần có những phương pháp dạy học khác nhau.
Nhìn chung yếu tố về tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến sự phát triển ĐNGV trên các mặt như: tạo nguồn đào tạo GV; nâng cao năng lực GV; các điều kiện vật chất tinh thần đối với GV và chính sách tạo động lực cho GV.
1.5.1.3. Yếu tố về việc áp dụng các mơ hình trường học
Hiện nay ở bậc Tiểu học nói riêng và Phổ thơng nói chung cũng như trong dư luận xã hội có nêu ra 4 mơ hình trường học cơ bản,bao gồm;
* Mơ hình trường học truyền thống (CT2000)
Mơ hình này được hình thành và triển khai từ Chương trình giáo dục sau năm 2000 (CT2000), theo Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội. Bản chất của CT2000 là Chương trình tiếp cận theo nội dung hay chủ đề, hay còn gọi Giáo dục định hướng nội dung dạy học, định hướng đầu vào.
Nhưng mơ hình CT2000 hiện khơng cịn phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước, đòi hỏi cần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, mơ hình CT2000 chỉ phù hợp và có tác dụng ở những năm của thế kỷ XIX,
XX bởi vì chúng ta phát triển đất nước, phát triển giáo dục phải phù hợp với xu thế thời đại, đó là tồn cầu hóa và hội nhập Quốc tế. Khi Chương trình giáo dục mới của Việt Nam được xây dựng thì khơng thể đứng ngồi xu thế giáo dục của thời đại.
* Mơ hình CT2018
Bản chất của CT2018 là Chương trình tiếp cận theo đầu ra, hay còn
gọi Giáo dục định hướng kết quả đầu ra, định hướng đầu ra năng lực. Vì thế những hạn chế và bất cập trong mơ hình CT2000 sẽ được khắc phục trong mơ hình CT2018.
* Mơ hình VNEN
Mơ hình VNEN là sự chuyển đổi từ mơ hình truyền thống và được xây dựng và phát triển dựa trên quan điểm giáo dục định hướng năng lực người học, trong đó coi trọng giáo dục lấy người học làm trung tâm, tức là trùng hợp quan điểm với mơ hình CT2018. Mơ hình VNEN thực chất như là một
cách tiếp cận, một sự thể nghiệm mô hình CT2018. Nội dung của mơ hình VNEN, nhất là về mặt sư phạm, dựa trên cơ sở tích hợp thành quả thực tiễn giáo dục của Việt Nam qua nhiều năm, nhất là của 20 năm đổi mới gần đây. Mơ hình VNEN đã lồng ghép Phương pháp bàn tay nặn bột (Viện hàn lâm Pháp), dạy học Mỹ thuật (Đại sứ quán Đan Mạch tại Hà Nội), Tổ chức sinh hoạt chuyên môn (Tổ chức JICA của Nhật Bản)... thành các nội dung hoạt động chính của mơ hình.
* Mơ hình trường học Colombia
Mơ hình trường học Côlombia dựa trên 5 nguyên tắc: (1) Lấy học sinh làm trung tâm (Học sinh được học theo khả năng của riêng mình; tự quản; hợp tác và tự giác trong học tập); (2) Nội dung học gắn bó chặt chẽ với đời sống hằng ngày của học sinh; (3) “Xếp lớp linh hoạt”: Học sinh được lên lớp trên nếu được GV đánh giá đạt được các mục tiêu giáo dục tối thiểu; (4) Phụ huynh và cộng đồng phối hợp chặt chẽ với GV để giúp đỡ học sinh một cách thiết thực trong học tập; tham gia giám sát việc học tập của con em mình; (5)
Góp phần hình thành nhân cách giá trị dân chủ, ý thức tập thể theo xu hướng thời đại cho học sinh.
Với 4 mơ hình trường học như vậy, việc áp dụng chuẩn NNGVTH để đánh giá GV sẽ có những bất cập và khó khăn riêng.