Băng tằm bằng lướ

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH mô ĐUN NUÔI tằm CON (Trang 39 - 41)

4. Kiểm tra trứng tằm

5.1.2. Băng tằm bằng lướ

− Rải trứng thành một lớp mỏng trên nong đã lót báo.

− Dùng lơng gà gom tập trung trứng và tằm con đã nở dính trên giấy gọn lại.

− Kích thích trứng tằm nở bằng ánh sáng tán xạ.

− Trong điều kiện thiếu ánh sáng, có thể kích thích trứng tằm bằng ánh

sáng đèn như chiếu đèn lên mặt trứng để kích thích tằm nở.

− Sau 2 - 4 giờ, khi trứng đã nở trên 80% tiến hành băng tằm.

− Dùng lưới có kích thước lỗ lưới 0,2 cm x 0,5 cm hoặc 0,5 x 0,5 cm đặt lên trên mặt trứng.

H04-31: Đặt lưới lên mặt trứng

− Thái lá dâu thành sợi có kích thước lớn hơn mắt lưới và rũ dâu để loại bỏ những mảnh dâu vụn.

Hình H03-32: Rắc dâu băng tằm

− Rắc đều sợi dâu lên trên mặt lưới. Tằm nở bò qua lưới để ăn dâu.

− Sau 30 – 45 phút nhấc lưới ra, đặt lên nong nuôi tằm đã lót giấy.

− Dùng đũa san tằm cho đều, đảm bảo mật độ nuôi.

− Dùng lông gà gom gọn mô tằm.

− Thái dâu cho tằm ăn.

− Nếu ni tằm con bằng phương pháp đạy giấy thì sau khi cho tằm con ăn từ 15 – 20 phút dùng giấy dầu hoặc giấy nilon phủ kín lên nong tằm nhưng không để giấy nilon tiếp xúc với tằm.

H04-33: Đạy giấy nilon lên nong tằm

− Vệ sinh nhà tằm và dụng cụ sau khi băng tằm sạch sẽ.Số trứng rời còn lại nếu còn nhiều tằm chưa nở ta bảo quản tối hoàn toàn để ngày sau băng tiếp. Nếu tỉ lệ nở của trứng trên 90% thì ta bỏ số trứng chưa nở.

Ưu, nhược điểm của phương pháp băng tằm bằng lưới:

- Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện, tằm ít bị xây xát, loại bỏ được hoàn

toàn trứng chưa nở, tằm thức ngủ đồng đều, thuận tiện cho việc chăm sóc tằm

qua các giai đoạn.

- Nhược điểm: Dễ gây sót tằm, giảm số lượng tằm con dẫn đến năng suất kén giảm, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế lứa nuôi.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH mô ĐUN NUÔI tằm CON (Trang 39 - 41)