Tằm con cần được ăn dâu có chất lượng tốt, đảm bảo đầy đủ chất dinh
dưỡng. Vì vậy, để hạn chế lá dâu giảm chất lượng cần phải bảo quản, đảm bảo lá dâu tươi lâu cho tằm ăn.
Đối với tằm con, lượng dâu ăn ít, ta có thể bảo quản trong sọt, thùng xốp,
chum vại hoặc trong bịch nilong, để ở nơi mát. Phương pháp bảo quản lá dâu bằng sọt:
− Xếp lá dâu vào sọt, lần lượt thành từng lớp, xếp cuống lá hướng ra phía ngồi, để một lỗ hổng ở giữa.
− Trên miệng sọt được phủ bằng vải ẩm.
− Thường xuyên kiểm tra ẩm độ và nhiệt độ đống dâu.
− Lưu ý: Không nên bảo quản lá dâu trong thời gian dài, làm dâu bị biến
đổi chất dinh dưỡng, không đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho tằm ăn.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài thực hành 1: Thực hành thái lá dâu hình sợi. Bài thực hành 2: Thực hành thái lá dâu hình chữ nhật.
Bài thực hành 3: Thực hành cho tằm ăn với phương pháp nuôi tằm truyền
thống.
Bài thực hành 4: Thực hành cho tằm ăn với phương pháp nuôi tằm đạy giấy. C. Ghi nhớ
Cần chú ý nội dung trọng tâm sau:
− Vị trí hái lá dâu cho từng tuổi tằm.
− Kỹ thuật thái lá dâu.
Bài 5: THAY PHÂN, SAN TẰM Mã bài: MĐ04–5
Thay phân tằm là biện pháp kỹ thuật quan trọng trong quá trình ni tằm.
Đối với tằm con, cơ thể tằm mềm và yếu, nếu thay phân không đúng kỹ thuật sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tằm, sức đề kháng của tằm.
Thay phân tằm nhằm loại bỏ phân tằm và thức ăn thừa đã và đang chuẩn bị lên men, điều chỉnh mật độ tằm và loại bỏ tằm yếu tằm bệnh, tạo điều kiện môi trường vệ sinh sạch sẽ giúp tằm sinh trưởng, phát dục tốt và đồng đều.
Mục tiêu
− Trình bày được kỹ thuật thay phân, san tằm;
− Điều chỉnh được mật độ nuôi tằm thích hợp trên khay;
− Chọn được thời điểm thay phân, phương pháp thay phân thích hợp;
− Xử lý những yếu tố phát sinh và đề cao trách nhiệm với công việc.
A. Nội dung