Băng tằm gián tiếp (Băng tằm bằng hơi dâu)

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH mô ĐUN NUÔI tằm CON (Trang 41 - 42)

4. Kiểm tra trứng tằm

5.2. Băng tằm gián tiếp (Băng tằm bằng hơi dâu)

Băng tằm gián tiếp là không cho tằm kiến mới nở tiếp xúc trực tiếp với lá

dâu, chỉ ngửi mùi dâu bò lên bám vào giấy băng tằm. Phương pháp băng tằm này thường áp dụng cho trứng tằm rời.

Phương pháp băng tằm này khắc phục được nhược điểm của phương pháp băng trực tiếp nhưng kỹ thuật khơng tốt dễ bị bỏ sót tằm.

Các bước thực hiện băng tằm gián tiếp như sau:

− Dùng tờ giấy bản, giấy báo đã châm kim vò lại, vuốt phẳng để tạo gờ

bám cho tằm.

− Lá dâu được thái nhỏ 0,5 cm.

− Rắc lá dâu đã thái nhỏ lên trên tờ giấy bản. Tằm kiến ngửi thấy hơi dâu bò lên bám vào mặt dưới tờ giấy bản.

− Sau 30 phút, phần lớn số tằm nở bò lên mặt dưới tờ giấy bản, nhắc nhẹ tờ giấy lên, loại bỏ dâu và lật ngược tờ giấy bản (báo) để tằm nằm trên giấy.

− Thái lá dâu sợi nhỏ có kích thước khoảng 0,2 cm cho tằm ăn bữa đầu

tiên.

− Dùng chổi lông gà quét nhẹ tằm và dâu tập trung vào giữa tờ giấy.

− Dùng đũa san đều mật độ tằm và hình thành mơ tằm mới.

− Vệ sinh nhà nuôi tằm và dụng cụ dùng để băng tằm sạch sẽ sau khi băng tằm.

− Lưu ý: Trong điều kiện thiếu ánh sáng có thể kích thích trứng tằm bằng cách chiếu đèn lên mặt trứng để kích thích tằm nở.

Ưu, nhược điểm của phương pháp băng tằm bằng hơi dâu:

− Ưu điểm:

+ Loại bỏ hoàn toàn trứng chưa nở, tằm yếu, tằm nở muộn.

+ Tằm được ăn dâu cùng lúc và sẽ phát dục đều.

− Nhược điểm:

+ Dễ gây sát thương trên mình tằm.

+ Ảnh hưởng đến sức khỏe tằm, tằm dễ bị bệnh.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH mô ĐUN NUÔI tằm CON (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)