Thay phân là công việc loại bỏ lá dâu cũ, phân tằm, da tằm và các con tằm chết, tằm bệnh trong nong tằm.
Thay phân tằm nhằm mục đích:
− Sau khi tằm ăn 2 – 3 giờ, tằm thải phân, số lượng phân trong nong tằm ngày càng nhiều sẽ gây bệnh cho tằm. Vì vậy, phải tiến hành thay phân tằm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tằm sinh trưởng, phát dục.
− Phân tằm và lá dâu cịn lại trong nong có chứa nhiều nấm và vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, ẩm độ trong nong tằm tăng cao, đây là môi trường thuận
lợi cho các loại vi sinh vật sinh sản nhanh chóng, ảnh hưởng đến sức khỏe và
sức đề kháng của tằm.
− Phân tằm trong nong để lâu sẽ lên men. Quá trình lên men làm tăng nhiệt
độ trong nong, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của tằm và là điều kiện
thuận lợi cho vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể tằm, ảnh hưởng đến sự phát dục của tằm.
− Thay phân tằm tạo điều kiện tiểu khí hậu trên nong tằm sạch sẽ thơng
thống, thuận lợi cho tằm sinh trưởng, phát dục.
− Thay phân loại bỏ tằm yếu không lên dâu, tằm bệnh, tránh được hiện tượng lây lan bệnh trong nong tằm.
H04-46: Nong tằm tuổi 2 trước khi thay phân 2. Xác định thời điểm thay phân tằm
Sau một khoảng thời gian nuôi tằm, trên nong tằm bị dày lên do xác lá dâu, phân tằm thải ra. Những chất thải này lên men tạo ra một hỗn hợp khí độc và nhiệt độ nong tằm tăng lên. Do đó, nếu thay phân khơng kịp thời sẽ khơng có lợi cho tằm, tằm dễ bị bệnh.
Khơng nên thay phân liên tục, vì trong quá trình thay phân dễ gây ra sát thương da tằm và tốn cơng lao động.
Vì vậy, việc xác định thời điểm thay phân tằm hợp lý phải căn cứ vào: Số lượng phân trong nong tằm, giai đoạn sinh trưởng, phát dục của tằm và điều kiện khí hậu.
− Căn cứ vào số lượng phân trong nong tằm:
+ Kiểm tra số lượng phân, thức ăn thừa trong nong tằm nhiều hay ít để
quyết định tiến hành thay phân hay không.
+ Nếu số lượng phân và số lá dâu thừa cịn ít thì khơng cần thay phân cho tằm.
+ Cần tiến hành thay phân tằm khi số lượng lá dâu thừa và phân tằm thành lớp dày trong nong tằm.
− Căn cứ vào giai đoạn sinh trưởng, phát dục của tằm để xác định thời điểm thay phân:
+ Thay phân khi tằm vào giai đoạn ướm ngủ để tạo điều kiện môi trường
+ Tiến hành thay phân khi tằm ngủ dậy ăn dâu được 2 bữa để loại bỏ da
tằm, phân tằm và lá dâu thừa đã lâu trên nong tằm.
+ Không thay phân khi tằm đang ngủ, sẽ làm vỡ tuyến lột xác, ảnh hưởng
đến quá trình lột xác của tằm.
+ Tằm mới ngủ dậy không nên thay phân tằm, vì lúc này cơ thể tằm cịn yếu, da tằm mềm, khi thay phân sẽ gây sát thương trên da tằm, tằm dễ bị phát sinh, phát triển bệnh.
− Căn cứ vào điều kiện khí hậu để xác định thời điểm thay phân cho tằm: + Nên thay phân tằm vào lúc trời mát, nhiệt độ thấp, để hạn chế quá trình
lên men và phát tán nguồn bệnh trong phân tằm.
+ Không thay phân và lúc trời oi bức, ẩm độ cao, ảnh hưởng đến sức khỏe tằm.
+ Hạn chế thay phân vào buổi trưa và buổi chiều. Thời gian thay phân tốt nhất vào buổi sáng.