Ánh sáng và gió ảnh hưởng đến hoạt động ăn ngủ và sự di chuyển của tằm. Tằm hoạt động ăn dâu mạnh trong điều kiện ánh sáng yếu và gió nhẹ,
khơng khí nhà tằm lưu thơng. Vì vậy, sức ăn của tằm từ tối đến sáng là mạnh nhất.
Tại những vị trí có cường độ ánh sáng mạnh hoặc gió lùa trực tiếp vào
nong tằm, tằm có xu hướng di chuyển về phía có ánh sáng yếu làm cho sự phân bố tằm trên nong không đồng đều, dẫn đến giữa các cá thể trong nong tằm phát dục không đồng đều, dễ phát sinh các loại bệnh gây hại tằm.
Công việc điều chỉnh ánh sáng và gió phụ thuộc nhiều vào việc thiết kế xây dựng nhà nuôi tằm và việc bố trí vị trí đũi đặt nong ni tằm.
Nếu thiết kế xây dựng nhà nuôi tằm mới, tốt nhất là thiết kế hệ thống cửa ra vào, cửa sổ tránh hướng gió chính, đặc biệt là tránh hướng gió mùa đơng bắc. Khi chọn vị trí trong nhà để ni tằm, khơng nên bố trí đũi ni tằm ở
những nơi có ánh sáng mạnh hoặc gió lùa. Trong trường hợp bắt buộc thì phải chọn những giải pháp để điều tiết gió và ánh sáng.
Trong trường hợp nhà ni tằm có sẵn từ trước có hệ thống cửa khơng thích hợp cho việc điều chỉnh ánh sáng và gió, thì biện pháp khắc phục tốt nhất là: sử dụng các loại lưới có kích thước mắt nhỏ tạo, thành những mành treo nhiều lớp tại cửa sổ hoặc cửa ra vào để tiện điều chỉnh ánh sáng và gió.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài thực hành 1: Thực hành thay phân tằm bằng tay. Bài thực hành 2: Thực hành thay phân tằm bằng lưới. C. Ghi nhớ
Cần chú ý nội dung trọng tâm sau:
− Kỹ thuật thay phân tằm bằng tay.
− Kỹ thuật thay phân tằm bằng lưới.
Bài 6: XỬ LÝ GIAI ĐOẠN THỨC NGỦ CỦA TẰM Mã bài: MĐ04–6
Trong suốt quá trình sinh trưởng, phát dục ở giai đoạn tằm, tằm 5 tuổi trải qua 4 lần ngừng ăn dâu, và không vận động (gọi là tằm ngủ). Đây là quá trình
tiêu hao thể lực tằm rất lớn. Vì vậy, chăm sóc tằm ở giai đoạn này khơng hợp lý, khơng đúng kỹ thuật sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tằm, tằm dễ phát sinh, phát dục bệnh.
Mục tiêu
− Trình bày được kỹ thuật xử lý tằm ở giai đoạn: trước, trong khi ngủ và
khi tằm dậy;
− Xác định được thời điểm ngưng dâu, vào dâu và thực hiện xử lý mình
tằm;
− Xử lý tằm thức ngủ không đều, đề cao trách nhiệm với công việc.
A. Nội dung
Ở pha tằm, giai đoạn ăn dâu, ngừng ăn dâu để ngủ và lột xác luôn xen kẽ.
Giai đoạn ăn dâu, tằm sinh trưởng phát dục mạnh và lớn lên từng ngày. Đến một lúc nào đó kích thước của tằm khơng thể tăng được bởi giới hạn của da, tằm
ngừng ăn dâu và bước vào giai đoạn ngủ để thay da.
Tằm ngủ là trạng thái tằm ngừng ăn dâu, khơng vận động. Thực chất của
q trình ngủ là tằm lột xác.
Tằm con có 3 tuổi và ngủ 3 lần. Thời gian ăn dâu và ngủ dài ngắn tùy thuộc vào tuổi tằm, giống tằm, thời tiết, thức ăn, kỹ thuật chăm sóc.
Đối với tằm con, lần ngủ 2 có thời gian ngủ ngắn nhất (trung bình khoảng
20 giờ). Thời gian ngủ của tằm chia làm 3 giai đoạn: