1. Tằm ướm ngủ
1.4. Điều chỉnh ánh sáng
Ánh sáng ảnh hưởng đến sự phát dục của tằm ít hơn so với nhiệt độ và ẩm
độ. Tuy nhiên, nếu nuôi tằm trong điều kiện không đảm bảo ánh sáng sẽ ảnh
hưởng đến quá trình phát dục của tằm.
Tằm nhạy cảm với ánh sáng và thường có khuynh hướng bị về phía có ánh sáng mờ.
Tằm khơng thích ánh sáng mạnh hay tối hoàn toàn. Trong điều kiện ánh sáng mạnh hay tối hồn tồn, tằm sinh trưởng và lột xác khơng đồng đều.
Ở giai đoạn ướm ngủ, tằm cần ánh sáng mờ đều. Để đảm bảo quá trình lột
xác của tằm diễn ra thuận lợi và đồng đều thì cần ánh sáng tán xạ ban ngày là
đủ.
Nếu ni tằm trong điều kiện có thể điều chỉnh được ánh sáng nhà tằm, thì nên ni tằm trong điều kiện 16 giờ chiếu sáng và thời gian còn lại ở trong tối. Tằm nuôi trong điều kiện được chiếu sáng 16 giờ/ngày sinh trưởng phát dục đều, tằm có sức khỏe tốt.
Khi tằm vào giai đoạn ướm ngủ, không để ánh sáng chiếu trực tiếp vào
tằm, tránh sánh sáng mạnh, ánh sáng chói chang đối với tằm. Vì những ánh sáng này có cường độ rất mạnh, lượng tia cực tím cao tiếp xúc với tằm sẽ ảnh hưởng da tằm, tằm bị tổn thương, vi sinh vật gây bệnh và côn trùng xâm nhập vào tằm. Từ đó, tằm dễ phát sinh bệnh, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng tơ kén.
2. Tằm ngủ
Trong pha tằm, từ khi mới nở đến lúc nhả tơ kết kén tằm trải qua 4 lần ngủ
ứng với 5 tuổi. Ở giai đoạn tằm con, tằm trải qua 3 lần ngủ. Sau khi kết thúc giai đoạn ướm ngủ, tằm bước sang giai đoạn ngủ, hay còn gọi là giai đoạn chuẩn bị
lột xác.
Biểu hiện của tằm ngủ:
− Tằm ngừng vận động và ngừng ăn dâu.
− Đầu và ngực tằm cất cao, miệng tằm nhơ ra phía trước, tồn thân của tằm
co ngắn lại.
− Màu sắc cơ thể tằm thay đổi, có màu trắng hoặc trắng xanh đối với giống kén trắng. Da tằm chuyển sang màu vàng nhạt đối với giống tằm kén vàng.
− Xung quanh cơ thể tằm có một lớp tơ màng được dùng để cố định cơ thể tằm với xác dâu.
− Trong lúc tằm ngủ tuyến lột xác dưới da hoạt động rất mạnh, tuyến này có tác dụng làm bong tách lớp da cũ và da mới hình thành.
Cuối giai đoạn tằm ngủ, tằm lột xác từ phần đầu xuống phần thân và đi. Q trình lột xác của tằm:
− Đầu tiên ngấn chữ Y trên đầu tằm nứt ra để lộ đầu tằm ra ngoài.
− Sau đó, tằm nhích dần cơ thể lên phía trước và thốt hẳn lớp da cũ, thay vào lớp da mới.
Quá trình lột xác thuận lợi hay khó khăn phụ thuộc chặt vào yếu tố ngoại cảnh. Nếu tằm lột xác trong điều kiện không thuận lợi thì tằm khơng lột xác hoặc chỉ lột xác 1/2 thân.
H04-55: Tằm lột xác một nửa
Thời gian ngủ của tằm kéo dài từ 20 – 24 giờ. Thời gian ngủ của tằm dài hay ngằn phụ thuộc các yếu tố:
− Tuổi tằm:
+ Tằm ở mỗi tuổi khác nhau có thời gian ngủ khác nhau.
+ Trong giai đoạn tằm con, tằm tuổi 2 có thời gian ngủ ngắn nhất, tằm tuổi 3 có thời gian ngủ dài nhất.
− Giống tằm:
+ Giống tằm khác nhau có thời gian ngủ cũng khác nhau.
+ Thời gian ngủ của tằm đa hệ ngắn hơn so với tằm lưỡng hệ.
+ Tằm độc hệ có thời gian ngủ dài hơn tằm lưỡng hệ.
− Nhiệt độ:
+ Ở nhiệt độ cao, quá trình lột xác của tằm ngắn.
+ Khi nhiệt độ mơi trường giảm xuống thấp, q trình lột xác của tằm kéo
dài.
− Ẩm độ:
+ Ẩm độ nhà ni tằm q cao thì q trình lột xác của tằm rút ngắn.
+ Ngược lại, ẩm độ quá thấp, thời gian ngủ của tằm kéo dài, lớp da mới
bong tách khỏi lớp da cũ khô nhanh, tằm lột xác một nửa.
Ở giai đoạn ngủ, tằm ngừng ăn dâu hoàn toàn và cần yên tĩnh. Do đó, trong
đến độ thơng thống của nong tằm, làm cho ẩm độ và nhiệt độ nong tằm tăng
lên.
Trong giai đoạn này, không nên động mạnh tay vào nong tằm. Nếu tác
động mạnh vào nong tằm có thể làm cho tuyến lột xác bị vỡ ảnh hưởng đến quá
trình lột xác của tằm.
2.1. Điều chỉnh nhiệt độ
Sức khỏe tằm và thời gian lột xác của tằm phụ thuộc vào yếu tố nhiệt độ
của môi trường.
Nhiệt độ quá cao hay q thấp ngồi phạm vi thích hợp của tuổi tằm đều ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tằm.
Nếu tằm thực hiện quá trình lột xác trong điều kiện nhiệt độ thích hợp, tằm sẽ lột xác đồng đều, có sức khỏe tốt, từ đó nâng cao năng suất và phẩm chất tơ kén.
Để quá trình ngủ của tằm diễn ra thuận lợi và đồng đều, nên điều chỉnh
nhiệ độ nhà tằm thấp hơn nhu cầu nhiệt độ của tuổi đó từ 1 – 20C. Khi tằm đang ngủ, không nên để nhiệt độ nhà tằm quá cao hay quá thấp.
Nhiệt độ đến quá trình lột xác của tằm:
− Nhiệt độ cao: Tằm lột xác trong thời gian ngắn. Do thời gian lột xác bị rút ngắn nên quá trình hình thành các bộ phận mới của tằm vội vàng và khơng hồn thiện, sức khỏe tằm giảm sút, tằm dễ phát sinh bệnh. Đây gọi là hiện tượng tằm lột xác khơng hồn tồn.
− Nhiệt độ cao: thời gian lột xác của tằm kéo dài. Quá trình lột xác kéo dài làm sức khỏe tằm giảm, tằm đói, khơng đảm bảo đủ sức để tiếp tục quá trình lột xác, ảnh hưởng đến sức đề kháng của tằm. Thời gian lột xác kéo dài làm trọng
lượng tằm giảm. Đồng thời, tằm phát dục khơng đều.
Vì vậy, để tạo để tạo điều kiện cho tằm lột xác tốt cần điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với sinh lý của từng giống tằm và từng tuổi tằm:
− Đối với tằm tuổi 1, tuổi 2, nhu cầu nhiệt độ thường cao hơn so với giai đoạn tằm tuổi lớn. Nhiệt độ thích hợp cho tằm lột xác ở giai đoạn tuổi 1 và tuổi
2 là từ 24 – 260C.
− Đối với tằm tuổi 3, nhu cầu nhiệt độ thấp hơn so với giai đoạn tằm mới
nở và tằm tuổi 1, 2. Để quá trình tằm ngủ diễn ra thuận lợi, tằm ngủ đồng đều ở giai đoạn tuổi 3, cần điều chỉnh nhiệt độ nhà tằm từ 22 – 240C.
2.2. Điều chỉnh ẩm độ
Giai đoạn tằm ngủ cũng chịu sự chi phối rất lớn của yếu tố ẩm độ môi
trường. Ẩm độ ảnh hưởng gián tiếp đến tằm thông qua thức ăn (độ tươi héo của lá dâu, chất lượng lá dâu…). Ngồi ra, ẩm độ cịn ảnh hưởng đến quá trình bay
hơi, trao đổi chất trong cơ thể tằm và sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh cho tằm.
Nhà tằm có ẩm độ q cao hay q thấp ngồi phạm vi thích hợp đều ảnh
hưởng đến sức khỏe tằm, tằm dễ phát sinh các bệnh như: bệnh bủng, bệnh vôi, bệnh đường ruột…
Trong quá trình tằm ngủ, ẩm độ ảnh hưởng rất lớn đến sự lột xác, hình
thành các bộ phận trong cơ thể tằm. Ẩm độ quá cao hay quá thấp đều không tốt
đến sự lột xác của tằm.
− Tằm lột xác trong điều kiện môi trường có ẩm độ thấp: thời gian ngủ của tằm kéo dài. Từ đó, ảnh hưởng đến sức khỏe tằm, tằm đói và yếu, sức đề kháng của tằm kém, tằm dễ bị bệnh.
− Ẩm độ môi trường q thấp: da tằm khơ, tằm khó lột xác, tằm lột xác
một nửa hoặc không lột xác. Tằm không lột xác còn gọi là hiện tượng tằm trốn ngủ. Do sức khỏe và sức đề kháng của tằm kém nên tằm dễ bị nhiễm bệnh.
− Tằm lột xác trong điều kiện mơi trường có ẩm độ cao: thời gian ngủ của tằm bị rút ngắn. Do thời gian lột xác của tằm bị rút ngắn, tằm chưa lột xác xong, quá trình hình thành các bộ phận mới vội vàng và chưa hoàn thiện, ảnh hưởng
đến sức khỏe tằm, tằm dễ bị bệnh.
Ở giai đoạn tằm ngủ, để tạo điều kiện cho tằm lột xác tốt, nên điều chỉnh ẩm độ cao hơn từ 2 – 5% so với yêu cầu ẩm độ của từng tuổi tằm:
− Tằm tuổi 1, tuổi 2 thường yêu cầu ẩm độ cao hơn so với các tuổi khác. Ở giai đoạn này, để tằm lột xác thuận lợi và đồng đều, nên để ẩm độ nhà tằm từ 85 – 90%.
− Tằm ở giai đoạn tuổi lớn cần ẩm độ thấp hơn so với tằm tuổi nhỏ. Đối
với tằm tuổi 3, để tằm ngủ tốt, lột xác hồn tồn và có sức khỏe tốt, nên điều chỉnh nhà tằm có ẩm độ từ 80 – 85%.
2.3. Điều chỉnh ánh sáng
Ảnh hưởng của ánh sáng đến sự phát dục của tằm không nhiều bằng nhiệt độ và ẩm độ. Tằm đầu tuổi 1 có tính ưa sáng. Nhu cầu ánh sáng của tằm giảm
dần theo độ tăng của tuổi tằm.
Tuy ánh sáng ảnh hưởng không lớn đến sự sinh trưởng phát dục của tằm, nhưng tằm rất nhạy cảm với ánh sáng mạnh, đặc biệt là giai đoạn tằm đang ngủ.
Trong giai đoạn tằm đang ngủ, không để ánh sáng chiếu trực tiếp vào mình tằm để đảm bảo tằm ngủ đồng đều, quá trình lột xác thuận lợi. Vì trong quá trình lột xác của tằm, sức khỏe tằm giảm, da tằm mới đang hình thành nên rất mỏng. Do đó, nếu để ánh sáng trực tiếp chiếu vào da tằm sẽ làm tổn thương da tằm,
tằm dễ bị các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Từ đó, tằm dễ bị bệnh do vi sinh vật và côn trùng gây nên.
Ánh sáng tốt nhất cho tằm lột xác thuận lợi là ánh sáng tán xạ và mờ đều ở tất cả các vị trí trong nhà tằm.
Trong q trình tằm ngủ khơng đụng tay mạnh vào nong tằm, làm tằm thức, ảnh hưởng đến sự lột xác của tằm. Nếu tằm đang ngủ bị đánh thức dậy sẽ
ảnh hưởng đến sự lột xác của tằm, tằm lột xác khơng hồn tồn.
3. Tằm dậy
Sau khi tằm thay lớp da cũ bằng lớp da mới nhăn nheo, có màu nhạt hơn so với lớp da cũ, tằm kết thúc giai đoạn ngủ, bước sang giai đoạn tằm dậy.
Một số dấu hiệu nhận biết tằm dậy:
− Sau khi lột xác xong, đầu và thân tằm trắng mốc.
− Da tằm nhăn nheo, khơng căng bóng và rất mỏng.
− Trên da của tằm có một lớp muối mỏng.
− Do đó, ở giai đoạn tằm mới dậy, nên hạn chế đụng vào cơ thể tằm, lúc
này da tằm rất dễ vỡ, dễ gây vết thương cơ giới trên da tằm, tằm dễ bị vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.
− Sau khi lột xác xong 2 – 3 giờ, đầu tằm dần chuyển sang màu nâu nhạt,
lớp da mới đã khô.
Khi tằm dậy, cơ thể tằm yếu và tằm đói, tằm bị đi tìm dâu. Lúc này, hoạt
động của tằm đã nhanh nhẹn.
Tuy nhiên, sau khi ngủ dậy cơ thể tằm rất yếu, sức đề kháng giảm sút rõ rệt, tằm dễ bị bệnh. Do đó, để tăng sức đề kháng và cải thiện sức khỏe tằm, cần
đảm bảo nhiệt độ, ẩm độ nhà tằm và thức ăn cho tằm ăn phù hợp với nhu cầu
sinh lý của tằm.
3.1. Điều chỉnh nhiệt độ
Tằm mới ngủ dậy có sức đề kháng kém, dễ bị bệnh nếu gặp điều kiện môi trường quá thấp hay quá cao.
− Tằm dậy trong điều kiện nhiệt độ môi trường quá thấp: tằm dễ bị bệnh,
kéo dài thời gian làm khô da tằm. Nhiệt độ quá thấp sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng của tằm, kéo dài lứa ni, gây lãng phí lá dâu, cơng lao động, vật tư… Từ đó, làm tăng chi phí lứa ni.
− Tằm lột xác trong điều kiện nhiệt độ môi trường quá cao: tằm phát dục không đều, làm giảm chất lượng lứa nuôi.
Để đảm bảo tằm có sức khỏe tốt, sức đề kháng cao, đồng thời tạo điều kiện
cho da tằm nhanh khô, nên điều chỉnh nhiệt độ nhà tằm tăng lên 1 – 20C so với yêu cầu nhiệt độ của từng tuổi tằm.
Nhiệt độ thích hợp cho tằm mới ngủ dậy ở tuổi 1 và tuổi 2 là: 27 – 290C. Ở nhiệt độ này, tằm sinh trưởng tốt, lớp da mới hình thành nhanh khơ.
Tằm ở tuổi lớn có nhu cầu nhiệt độ thấp hơn so với tằm tuổi nhỏ. Vì vậy,
nên điều chỉnh nhiệt độ tằm mới ngủ dậy tuổi 3 thấp hơn so với tuổi 1 và tuổi 2. Nhiệt độ thích hợp cho tằm mới ngủ dậy ở tuổi 3 là: 25 – 270C.
Khi nhiệt độ nhà tằm quá thấp, tăng nhiệt độ nhà tằm lên bằng cách đốt lò than để đảm bảo tằm được sinh trưởng phát dục trong điều kiện nhiệt độ phù
hợp nhất.
Trường hợp nhiệt độ nhà tằm quá cao, nên mở cửa nhà tằm thơng thống
cho khơng khí lưu thơng. Các ảnh hưởng bất lợi của nhiệt độ cao có thể khắc
phục được bằng cách thiết kế các nhà nuôi, đảm bảo nhà tằm có sự thơng gió thích hợp và sự ln chuyển khơng khí tự do.
3.2. Điều chỉnh ẩm độ
Giai đoạn tằm mới ngủ dậy chịu ảnh hưởng rất lớn của ẩm độ. Vì ở giai đoạn này, ẩm độ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ khô của da tằm.
Ẩm độ quá cao hay quá thấp ở giai đoạn tằm thức đều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe tằm, sức đề kháng của tằm:
− Ẩm độ cao: da tằm lâu khô, cơ thể tằm yếu, tằm dễ bị tổn thương do di
chuyển va chạm vào nhau. Từ đó, tằm dễ bị các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.
− Ẩm độ thấp: da tằm nhanh khô. Tuy nhiên, khi cho tằm ăn, nhiệt độ thấp
sẽ ảnh hưởng đến chất lượng lá dâu, lá dâu nhanh héo, hàm lượng chất dinh
dưỡng trong lá dâu giảm, tằm ăn thiếu chất dinh dưỡng.
Vì vậy, nhằm tạo điều kiện mơi trường thuận lợi cho tằm sinh trưởng phát dục ngay sau khi tằm mới ngủ dậy, nên điều chỉnh ẩm độ phù hợp với nhu cầu của tằm.
Ẩm độ thích hợp nhất cho tằm ở giai đoạn mới ngủ dậy là giảm ẩm độ nhà
tằm xuống 2 – 5% so với yêu cầu của tuổi tằm.
− Đối với tằm tuổi 1, tuổi 2, ẩm độ thích hợp cho tằm ở giai đoạn tằm thức
là 80%.
− Đối với tằm tuổi 3, nhu cầu ẩm độ thấp hơn so với tằm tuổi 1, tuổi 2. Ẩm độ phù hợp nhất cho tằm tuổi 3 mới ngủ dậy sinh trưởng phát dục tốt là 75%.
3.3. Điều chỉnh ánh sáng
Ánh sáng thích hợp nhất cho tằm là ánh sáng mờ, phân bố đều trong nhà tằm.
Trong suốt quá trình ngủ, tằm ngừng ăn dâu, dinh dưỡng trong cơ thể bị
tiêu hao nhiều, đồng thời có lớp da mềm và mỏng. Nếu cường độ ánh sáng quá mạnh, tằm sẽ có xu hướng di chuyển nhiều từ nơi có ánh sáng mạnh về nơi có ánh sáng yếu. Do đó, làm tằm kiệt sức và da tằm dễ bị sát thương, tạo điều kiện cho nguồn bệnh xâm nhập.