Xác định số lần thay phân tằm

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH mô ĐUN NUÔI tằm CON (Trang 66 - 67)

Số lần thay phân tằm phụ thuộc vào:

− Giai đoạn sinh trưởng, phát dục của tằm

− Kỹ thuật nuôi tằm.

3.1. Căn cứ vào tuổi tằm 3.1.1. Tằm tuổi 1 3.1.1. Tằm tuổi 1

Đối với tằm tuổi 1, khơng nên thay phân thường xun, vì giai đoạn này

tằm còn rất nhỏ, khi thay phân dễ làm sót tằm, mất tằm, ảnh hưởng đến số lượng tằm trên nong và năng suất tơ kén.

− Nếu ni tằm trong điều kiện nóng bức, ẩm độ cao (mùa hè ở miền Bắc, mùa mưa ở miền Nam) nên thay phân 2 lần:

Lần 1: Thay phân vào giai đoạn giữa tuổi.

Lần 2: Thay phân vào lúc tằm ướm ngủ để giảm ẩm độ và nhiệt độ trong

nong tằm, tạo môi trường thơng thống cho tằm sinh trưởng, phát dục.

− Nếu nuôi tằm trong điều kiện khơ thống, mát mẻ, chỉ thay phân 1 lần vào lúc tằm ướm ngủ.

Sau khi thay phân tằm, tằm ăn 2 – 3 bữa nữa rồi ngủ. Trong thời gian tằm ngủ nếu nong tằm khơ thống sẽ thuận lợi cho quá trình lột xác.

3.1.2. Tằm tuổi 2

Tằm tuổi 2, kích thước cơ thể lớn hơn tằm tuổi 1 rất nhiều lần, quá trình hoạt động sinh lý, trao đổi chất tăng lên như: sức ăn mạnh lên đồng thời cũng

thải ra lượng phân lớn hơn và xác lá dâu bỏ lại nhiều. Do đó, nong tằm dày lên số lần thay phân trong tuổi 2 được thực hiện 2 lần:

− Lần 1: Sau khi tằm ngủ dậy 1 cho tằm ăn dâu 2 bữa tiến hành thay phân

để loại bỏ da tằm, thức ăn thừa và phân tằm.

− Lần 2: Thay phân lúc tằm ướm ngủ 2 nhằm tạo điều kiện môi trường

sạch sẽ, đáp ứng được yêu cầu nhiệt độ, ẩm độ phù hợp cho tằm ngủ.

3.1.3. Tằm tuổi 3

Tằm tuổi 3, ăn dâu và sinh trưởng phát dục từ 3 – 4 ngày, do đó số lần thay phân tuổi 3 là 3 lần:

− Lần 1: Sau khi tằm dậy 2 ăn 3, cho tằm ăn 2 bữa dâu tiến hành thay phân tằm là thích hợp nhất.

− Lần 2: Thay phân lúc tằm đang ở giữa tuổi 3.

− Lần 3: Thay phân lúc tằm ướm ngủ 3. Thay phân tằm xong, cho tằm ăn

dâu 2 bữa, tằm bắt đầu ngủ là vừa.

3.2. Căn cứ vào kỹ thuật nuôi

Đối với phương pháp nuôi tằm truyền thống: Lá dâu nhanh héo, nhưng tạo được điều kiện thơng thống, ẩm độ nong tằm khơng tăng lên q cao.Vì vậy,

khi ni tằm con bằng phương pháp này ta có thể giảm số lần thay phân.

Nuôi tằm bằng phương pháp đạy giấy có ưu điểm là lá dâu tươi lâu, tuy

nhiên ẩm độ nong tằm cao. Nếu không thay phân kịp thời, phân tằm lên men, ẩm

độ nong càng tăng, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát dục của tằm. Do đó, nếu

ni tằm bằng phương pháp đạy giấy, cần phải tăng thời gian thay phân để đảm bảo ẩm độ nong tằm phù hợp với sự phát dục của tằm.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH mô ĐUN NUÔI tằm CON (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)