Tiêu chuẩn lá dâu và vị trí hái lá dâu theo từng tuổi tằm con 1 Tiêu chuẩn lá dâu

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH mô ĐUN NUÔI tằm CON (Trang 46 - 49)

1. Nuôi tằm con bằng phương pháp truyền thống

1.2. Tiêu chuẩn lá dâu và vị trí hái lá dâu theo từng tuổi tằm con 1 Tiêu chuẩn lá dâu

1.2.1. Tiêu chuẩn lá dâu

Cơ thể tằm con rất yếu, sức đề kháng kém, tằm dễ bị bệnh. Vì vậy, trong giai đoạn này cần cho tằm ăn lá dâu có chất lượng tốt, giàu chất dinh dưỡng.

Tiêu chuẩn lá dâu có chất lượng tốt:

− Lá non, mềm, lá được hái ở vị trí gần ngọn dâu.

− Lá dâu có hàm lượng nước, protein... cao, hàm lượng chất xơ thấp.

− Lá không bị sâu bệnh.

− Đặc biệt, lá dâu phải phù hợp với nhu cầu sinh lý của tuổi tằm: Tằm tuổi

1 ăn lá dâu non nhất, những lá dâu gần ngọn. Tằm tuổi 2 ăn lá dâu non nhưng không nên non quá giống như tằm tuổi 1. Tằm tuổi 3 ăn lá dâu mềm, đảm bảo

chất dinh dưỡng, không nên ăn lá dâu quá non hoặc quá già.

Lá dâu kém chất lượng là những lá: thu hái trên những ruộng bón phân khơng cân đối, những lá dâu héo, ít chất dinh dưỡng, lá già và bị bệnh:

− Lá dâu héo có lượng chất dinh dưỡng ít. Nếu tằm ăn lá dâu héo sẽ không

đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của tằm, tằm dễ phát sinh bệnh khi gặp điều

− Sử dụng lá dâu bị ướt cho tằm con ăn sẽ làm tăng ẩm độ nong tằm, tằm con dễ bị bệnh. Đồng thời, khi ăn lá dâu ướt tằm con hay bị các bệnh đường

ruột, bệnh bủng mủ. Trước khi cho tằm ăn, cần làm khô lá dâu.

− Lá dâu bị bệnh, bị hấp hơi nóng… có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp, có nấm và vi khuẩn gây bệnh. Do đó, khơng nên cho tằm ăn lá dâu bị mốc và bị bệnh. Nếu tằm ăn phải những lá dâu này sẽ dễ phát sinh bệnh.

H04-34: Lá dâu bị bệnh gỉ sắt có chất lượng kém

Lá dâu già có hàm lượng dinh dưỡng thấp, hàm lượng nước và đạm thấp, nhiều chất xơ, khơng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát dục của tằm. Tằm con ăn lá dâu già sẽ sinh trưởng phát triển chậm, cịi cọc.

Khơng cho tằm con ăn lá dâu đã qua bảo quản lâu ngày. Vì chất dinh dưỡng trong lá dâu để lâu ngày bị biến đổi, lá dâu bị ôi héo. Chất đạm trong lá dâu giảm do bị biến đổi thành các acid amin. Đồng thời, lượng nước trong lá dâu cũng bị giảm do quá trình bốc thốt hơi nước của lá.

Khơng cho tằm con ăn lá dâu hàm lượng đạm tự do trong lá cao như mới bón đạm, bón phân đạm nhiều mất cân đối, vì tằm ăn những lá dâu này ảnh

hưởng đến hệ tiêu hóa của tằm, tằm dễ bị bệnh.

Lá dâu trồng ở những nơi bị ô nhiễm mơi trường, lị gạch, xưởng sản xuất cơng nghiệp, lá dâu vẫn còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật... là những lá dâu kém chất lượng. Lá dâu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật là do chưa đủ thời gian cách ly thuốc đã hái lá về cho tằm ăn. Tằm ăn lá dâu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật sẽ bị ngộ độc, hoặc bị chết nếu không giải độc kịp thời.

H04-35: Lá dâu đạt tiêu chuẩn cho tằm con ăn 1.2.2. Vị trí hái lá dâu theo từng tuổi tằm

Ở những vị trí khác nhau trên cây dâu, lá dâu có hàm lượng chất dinh

dưỡng khác nhau. Lá dâu càng gần ngọn càng có hàm lượng nước và protein cao, lá dâu ở những vị trí thấp so với ngọn có hàm lượng nước, protein thấp và hàm lượng chất xơ cao.

Ngồi ra vị trí lá dâu cịn phụ thuộc vào mùa vụ thu hái và kỹ thuật chăm sóc dâu:

− Mùa mưa, mùa xuân hoặc điều kiện chăm sóc tốt bón phân cân đối, đúng liều lượng và được tưới nước thì dâu sinh trưởng mạnh, tốc độ ra lá nhanh, lá non mềm chứa nhiều nước.

− Đối với mùa khô, mùa thu lá dâu sinh trưởng chậm, tốc độ chuyển già

của lá dâu nhanh và lá dâu ít nước.

− Vì vậy, khi hái lá dâu cho tằm con cần quan sát tình trạng sinh trưởng và phát triển của cây dâu.

Mỗi tuổi tằm yêu cầu chất lượng lá dâu khác nhau. Tằm ở tuổi càng nhỏ

càng cần lá dâu non, có lượng nước và protein cao.

− Tằm mới nở cơ thể cịn rất yếu. Do đó, cần cho tằm ăn lá dâu mềm và

non. Lá dâu ở vị trí thứ 1 và 2 từ búp xuống có hàm lượng chất dinh dưỡng cao nhất, thích hợp với nhu cầu dinh dưỡng của tằm con mới nở.

− Đối với tằm tuổi 1, sử dụng lá dâu ở vị trí thứ 2 – 3 từ búp xuống cho

tằm ăn. Những lá dâu này có màu xanh non, hàm lượng đạm nhiều, đảm bảo được chất lượng bữa ăn cho tằm.

− Hái lá thứ 3 – 4 từ búp xuống cho tằm tuổi 2 ăn.

− Tằm tuổi 3 không yêu cầu lá dâu phải quá non. Do đó, ta sử dụng lá dâu

ở vị trí thứ 4 – 6 cho tằm tuổi 3 ăn.

− Không cho tằm tuổi 3 ăn lá dâu ở vị trí thấp hơn, vì ở tuổi này tằm vẫn còn yếu. Nếu tằm ăn lá dâu già sẽ không đủ chất dinh dưỡng cho tằm sinh

trưởng phát dục, ảnh hưởng đến sức khỏe tằm.

H04-36: Chọn lá dâu nuôi tằm 1.3. Thái dâu cho tằm con ăn

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH mô ĐUN NUÔI tằm CON (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)