Tằm ngủ không đều là hiện tượng trên nong tằm vừa có tằm đã vào ngủ
Tằm thức khơng đều là hiện tượng trong nong tằm đã có một số tằm lột xác xong, đã bắt đầu bị đi tìm dâu mà vẫn còn một số tằm đang ngủ say.
Nguyên nhân gây nên hiện tượng tằm thức ngủ không đều là do ngoại cảnh và chế độ chăm sóc như:
− Khi tằm thức, quyết định thời điểm vào dâu quá sớm.
− Mật độ nuôi tằm quá dày, phân bố không đồng đều.
− Cho tằm ăn không đúng kỹ thuật.
− Cho tằm ăn lá dâu kém chất lượng…
Tằm thức ngủ khơng đều gây khó khăn trong q trình chăm sóc tằm. Do
đó, để tạo điều kiện cho tằm thức ngủ đều cần tiến hành các biện pháp xử lý tằm
ngủ không đều và tằm dậy muộn.
4.1. Biện pháp xử lý tằm ngủ không đều
Quan sát trên nong tằm giai đoạn báo ngủ thấy có một số cá thể chưa đẫy sức, vẫn có khả năng ăn dâu:
− Nếu tằm chưa báo ngủ nhưng sức ăn đã giảm, sau 1 – 2 bữa ăn dâu tằm sẽ ngủ thì:
+ Dùng lá dâu có chất lượng tốt cho ăn.
+ Cho tằm ăn nhiều bữa.
+ Mỗi bữa cho ăn một lớp mỏng để tằm chưa ngủ tiếp tục ăn dâu cho đến khi đẫy sức và không ảnh hưởng đến tiểu khí hậu nong tằm.
− Nếu tằm chưa báo ngủ nhưng sức ăn mạnh, sau nhiều bữa ăn dâu tằm
mới ngủ thì:
+ Tiến hành đặt lưới lên nong tằm.
+ Rắc một lớp dâu mỏng lên trên lưới để câu tằm chưa ngủ ra nuôi riêng
nong khác.
+ Trong trường hợp này việc tách tằm đã ngủ và ngủ muộm ra là rất cần
thiết, để những con tằm đã ngủ không ảnh hưởng tới quá trình lột xác và tằm
chưa ngủ được ăn no đẫy sức trước khi bước vào quá trình ngủ.
4.2.Biện pháp xử lý tằm dậy muộn
Sau một thời gian tằm ngủ, quan sát nong tằm thấy hiện tượng thức ngủ khơng đều có thể được xử lý theo các cách sau:
− Quan sát những con tằm đang ngủ thấy hiện tượng miệng và đầu tằm
nhô ra, vết nứt chữ Y trên đầu rõ nét là báo hiệu tằm chuẩn bị lột xác. Trong trường hợp này, quyết định thời điểm vào dâu muộn hơn dự kiến để chờ tằm dậy thì tiến hành vào dâu cho tằm ăn.
− Nếu trên nong tằm, số tằm đã thức có răng đã cứng, chuyển sang màu
trắng vàng, nhưng số tằm đang ngủ chưa thấy biểu hiện sự lột xác thì:
+ Sử dụng vơi bột hoặc clorua vôi rây lên nong tằm.
+ Sau đó đặt lưới lên nong tằm.
+ Rắc dâu lên trên lưới và câu số tằm thức ra nuôi riêng
+ Tiếp tục chăm sóc tằm đang ngủ.
+ Khơng nên để tằm nhịn đói q lâu, làm giảm sức đề kháng của tằm. Trong trường hợp tằm ngủ thức q muộn (thơng thường là những con tằm có hoạt động sinh lý khơng bình thường hoặc tằm đã bị nhiễm bệnh) thì loại bỏ những con tằm này.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài thực hành 1: Thực hành chăm sóc tằm ở giai đoạn tằm ướm ngủ. Bài thực hành 2: Thực hành chăm sóc tằm ở giai đoạn tằm ngủ. Bài thực hành 3: Thực hành chăm sóc tằm ở giai đoạn tằm thức. C. Ghi nhớ
Cần chú ý nội dung trọng tâm sau:
− Chăm sóc tằm ở giai đoạn tằm ướm ngủ.
− Chăm sóc tằm ở giai đoạn tằm ngủ.
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MƠ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mơ đun I. Vị trí, tính chất của mô đun
− Mô đun Kỹ thuật nuôi tằm con là khối kiến thức chuyên môn nghề, nằm trong danh mục các mô đun nghề, mô đun đào tạo bắt buộc của nghề Trồng dâu - Nuôi tằm;
− Mô đun Kỹ thuật nuôi tằm con bao gồm những kiến thức, kỹ năng then
chốt trong kỹ thuật nuôi tằm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất chất lượng kén tằm;
− Nội dung của mô đun Kỹ thuật nuôi tằm con bao gồm những công việc: chuẩn bị nuôi tằm, ấp trứng, băng tằm và nuôi tằm con;
− Mô đun Kỹ thuật nuôi tằm con được bố trí ở sau mơ đun kỹ thuật trồng
dâu và bố trí đồng thời với mơ đun Phịng trừ sâu bệnh hại trên cây dâu.
II. Mục tiêu
− Mô tả được các cơng việc cần làm trong quy trình kỹ thuật nuôi tằm ở
giai đoạn tằm con từ tuổi 1 đến tuổi 3;
− Tính tốn, chuẩn bị được lượng trứng giống tằm, thức ăn, vật tư trang
thiết bị, dụng cụ cần sử dụng cho nuôi dưỡng, chăm sóc tằm;
− Thực hiện được các cơng việc chăm sóc tằm gồm chuẩn bị lá dâu, cho
ăn, thay phân, san tằm, xử lý tằm các giai đoạn đặc biệt;
− Rèn luyện được tính cẩn thận, tỉ mỉ, an toàn lao động, vệ sinh mơi trường trong việc ni dưỡng, chăm sóc tằm dâu.