3.2. Biện pháp quản lý đội ngũ Hiệu trƣởng các trƣờng THCS huyện Hạ
3.2.5. Đổi mới hoạt động đánh giá Hiệu trưởng các trường THCS theo chuẩn
3.2.5.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Nhằm xem xét việc thực hiện các quyết định quản lý ở mức độ nào, phát hiện những trục trặc, trì trệ, xử lý những sai phạm và đánh giá thực trạng, tìm ra những nguyên nhân để đưa ra các biện pháp khắc phục nhằm thực hiện tốt kế hoạch đề ra. Động viên, khuyến khích tính tích cực, những mặt tốt nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý để hoạt động quản lý đạt hiệu quả tốt hơn; đặc
biệt hoạt động đánh giá là cơ sở cho việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, luận chuyển và giải quyết các chính sách cán bộ khác. Đồng thời kiến nghị với các cấp quản lý nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung các chính sách và quy định phù hợp để nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục.
Vì vậy, hoạt động đánh giá công tác quản lý nhà trường của đội ngũ Hiệu trưởng trường THCS đóng vai trị rất quan trọng trong quản lý giáo dục nói chung và trong phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS nói riêng.
3.2.5.2. Nội dung và hình thức
Hoạt động đánh giá Hiệu trưởng các trường THCS phải tuân thủ theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở hoạt động bình thường của nhà trường, hoạt động cá nhân của Hiệu trưởng.
Việc đánh giá chất lượng Hiệu trưởng trường THCS phải lấy kết quả hoạt động của nhà trường, đặc biệt là chất lượng, hiệu quả giáo dục và chất lượng quản lý của Hiệu trưởng làm căn cứ chủ yếu.
Có thể có nhiều hình thức đánh giá Hiệu trưởng, song tùy theo quy chế thực hiện, đặc điểm và thực tế đội ngũ cán bộ thanh tra của Phịng GD&ĐT, có thể tập trung vào 3 hình thức sau:
* Đánh giá thường xuyên:
Đánh giá thường xun là hình thức đánh giá có hiệu quả nhất, nó gắn liền với các hoạt động trong trường THCS. Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch đánh giá thường xuyên đối với các trường THCS trên địa bàn huyện. Khi tiến hành đánh giá một trường THCS phải thực hiện đúng quy trình theo quy định.
- Đánh giá thường xuyên của Phòng GD&ĐT đối với CBQL nhà trường thường được kết hợp với thanh tra toàn diện nhà trường, với các nội dung:
+ Tổ chức cơ sở giáo dục (số lượng, chất lượng, cán bộ, giáo viên, nhân viên, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường).
+ Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật.
+ Thực hiện kế hoạch giáo dục (tuyển sinh); kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm của học sinh, hoạt động sư phạm của giáo viên.
+ Công tác quản lý của Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng nhà trường kết hợp với hoạt động tự kiểm tra của CBQL và của nhà trường.
- Đánh giá công tác quản lý của thủ trưởng cơ sở giáo dục nói chung và CBQL trường THCS nói riêng được thực hiện theo các nội dung chủ yếu sau:
+ Xây dựng kế hoạch giáo dục và tổ chức thực hiện kế hoạch.
+ Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Bố trí, sử dụng, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên, quản lý hồ sơ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
+ Thực hiện quy chế dân chủ, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nhà trường; + Công tác kiểm tra của Hiệu trưởng nhà trường theo quy định.
+ Tổ chức cho cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội; thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên và học sinh.
+ Quản lý hành chính, tài chính, tài sản; hồ sơ, sổ sách, thu chi và sử dụng nguồn tài chính, đầu tư xây dựng, sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, bảo quản tài sản công.
+ Công tác tham mưu với cơ quan quản lý cấp trên, với chính quyền địa phương và cơng tác xã hội hóa giáo dục.
+ Phối hợp cơng tác giữa nhà trường với các đoàn thể quần chúng, ban đại diện cha mẹ học sinh.
* Đánh giá định kỳ
Đánh giá định kỳ được tiến hành theo chương trình kế hoạch đã được xác định. Thông thường đánh giá định kỳ được tiến hành theo các mốc của năm học như kết thúc mỗi học kỳ, mỗi năm học.
* Đánh giá bất thường
Đánh giá bất thường là hình thức đánh giá quan trọng và cơ bản do yêu cầu đột xuất cần phải làm ngay để đảm bảo tính khách quan về thơng tin, kịp thời ngăn chặn những biểu hiện sai trái hoặc điều chỉnh những hành vi sai trái.
3.2.5.3. Tổ chức thực hiện
Để quản lý đội ngũ Hiệu trưởng ở các trường THCS của huyện Hạ Hòa ngày càng tốt hơn, Phòng GD&ĐT cần thực hiện tốt hoạt động đánh giá. Với các nhiệm vụ cụ thể là:
- Xây dựng tốt kế hoạch và nội dung đánh giá thiết thực, gắn hoạt động này với việc đánh giá đơn vị, đánh giá CBQL nhà trường để làm tốt công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật, rút kinh nghiệm và bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển CBQL; chọn được các tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến nhân rộng trong tồn ngành.
- Củng cố kiện toàn bộ phận đánh giá của Phòng GD&ĐT và đội ngũ đánh giá viên kiêm nhiệm. Phải lựa chọn được đội ngũ cộng tác viên đánh giá có phẩm chất đạo đức tốt, có tâm với cơng việc, giỏi về chun mơn, am hiểu và có trách nhiệm cao trong các hoạt động giáo dục của một nhà trường, có uy tín trong trường và ngành giáo dục; đồng thời phải đảm bảo về số lượng, chuẩn về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu bộ môn.
- Thực hiện đúng quy trình đánh giá: Xây dựng kế hoạch đánh giá; xây dựng lịch đánh giá và nội dung đánh giá theo từng kỳ, ra thông báo đánh giá cho các đơn vị chuẩn bị; ra quyết định thành lập đoàn đánh giá; tổ chức thực hiện đánh giá; nghiệm thu kết quả đánh giá, đánh giá kết quả làm việc của đồn đánh giá; thơng báo kết luận và thực hiện tốt các kết luận đánh giá.
- Huyện Hạ Hịa hiện có 22 trường THCS, do đó có thể đánh giá 1 lần/1 trường/1 năm. Bên cạnh đó, Phịng GD&ĐT cần phải chỉ đạo các trường tự đánh giá nội bộ hằng năm và có báo cáo gửi về Phịng GD&ĐT.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra các tập thể nhà trường phải gắn với hoạt động đánh giá đội ngũ CBQL, từ đó làm cơ sở để thực hiện cơng tác khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, luân chuyển CBQL. Tiến hành đánh giá phải đúng quy trình đồng thời phải đảm bảo tính trung thực, cơng tâm, khách quan và hiệu quả. Hệ thống hồ sơ đánh giá phải đúng đầy đủ và làm tốt công tác lưu trữ hồ sơ này. Bên cạnh hoạt động đánh giá, chúng ta phải chú trọng cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ, giữ gìn sự đoàn kết trong nội bộ của cơ quan và của toàn ngành giáo dục.